Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Công an TP.HCM nhận diện, trấn áp tội phạm khi nới lỏng giãn cách sau 30/9

Đại tá Nguyễn Sĩ Quang, Phó Giám đốc Công an TP.HCM cho biết, công an đã có phương án trấn áp các loại tội phạm khi TP mở cửa một số hoạt động và nới lỏng đi lại của người dân sau 30/9.

Bên lề buổi họp báo công bố Chỉ thị mới về thực hiện phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế TP.HCM sáng nay (30/9), Phó Giám đốc Công an TP Nguyễn Sỹ Quang đã trao đổi với VietNamNet về kế hoạch trấn áp các loại tội phạm.

Theo ông Quang, lo lắng của người dân sau thời gian dài giãn cách xã hội, nay mở cửa một số hoạt động tình hình tội phạm sẽ phức tạp là chính xác.

Khi triển khai thực hiện mở cửa theo chỉ thị mới vừa công bố, các loại tội phạm có thể nổi lên như trộm cắp, cướp giật, tội phạm về ma túy cũng sẽ gia tăng. Công an TP cũng đã xác định nhận diện việc này, chủ động xây dựng kế hoạch tấn công, trấn áp các loại tội phạm.

{keywords}
Phó Giám đốc Công an TP.HCM Nguyễn Sỹ Quang

“Cùng với việc triển khai Chỉ thị mới vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi kinh tế thì công an sẽ thực hiện trấn áp các loại tội phạm một cách hiệu quả, đảm bảo cho cuộc sống của người dân không bị ảnh hưởng”, ông Quang chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông Quang cho biết thêm, Công an TP đang xác định một số loại tội phạm tương đối đặc thù mới, liên quan tới phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể như các loại tội phạm nằm trong nhóm tham nhũng, nhóm trục lợi đầu cơ y tế , buôn bán trái phép thuốc…

Công an đã phát hiện vụ buôn bán trái phép thuốc điều trị Covid-19 (thuộc kháng virus thuộc gói C, do y tế chỉ định khi điều trị), đang chuẩn bị khởi tố vụ án có liên quan đến một số nhân viên của một trung tâm y tế.

Ngoài ra, công an cũng điều tra việc trục lợi tiêm vắc xin, trục lợi về an sinh xã hội... Đặc biệt, việc trục lợi trong việc từ thiện của các tổ chức, cá nhân đang được rà soát, làm rõ.

"Công an TP kiên quyết xử lý các loại tội phạm này và sẽ xử lý bằng hình sự", ông Quang nhấn mạnh.

Trước đó, tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch TP Lê Hòa Bình nhấn mạnh nội dung trong chỉ thị mới liên quan đến việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Cụ thể, xây dựng hoạt động trong khu vực phòng thủ trước tình hình mới; tiếp tục nắm chắc, đánh giá, dự báo đúng tình hình, làm cơ sở đấu tranh để vô hiệu hóa mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng dịch bệnh để chống phá và các vi phạm pháp luật khác.

Chủ động phát hiện, xử lý ngay từ cơ sở những dấu hiệu phức tạp, không để phát sinh thành “điểm nóng” về an ninh trật tự. Đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ trong mọi tình huống.

Hồ Văn - Thu Anh

TP.HCM không mở cửa ồ ạt mà thực hiện từng bước chặt chẽ

TP.HCM không mở cửa ồ ạt mà thực hiện từng bước chặt chẽ

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình nói như vậy tại buổi họp báo sáng 30/9.



Theo Báo VietNamNet

Tự ý về quê bằng xe máy, cả trăm người mắc kẹt ở cửa ngõ TP.HCM

Cửa ngõ TP.HCM đoạn trước bến xe Miền Đông mới, cả trăm người dân tự ý về quê bằng xe máy đã bị lực lượng chức năng chặn lại, yêu cầu quay đầu.

Từ sáng 30/9, khi biết thông tin TP.HCM sẽ nới lỏng giãn cách, khoảng 100 người chạy xe máy trên Xa lộ Hà Nội theo hướng về tỉnh Đồng Nai.

Khi tới chốt kiểm soát dịch trước bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức), tất cả mọi người bị lực lượng chức năng gồm công an, quân đội... chặn lại do tự phát về quê không được chính quyền thành phố cho phép.

{keywords}
Người dân tự ý rời TP.HCM để về quê bằng xe máy vào sáng 30/9
{keywords}
Dòng xe chở đầy hành lý bị kẹt lại tại khu vực chốt chặn trước bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức)

Lực lượng công an, quân đội túc trực tại đây đã gặp từng người dân để giải thích quy định của TP. Cụ thể, người dân không được tự ý đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác trừ trường hợp đối tượng được ưu tiên theo quy định hoặc được các cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền cho phép đưa, đón người dân của các tỉnh, thành phố khác trở về địa phương. 

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Tiền (58 tuổi, quê Đồng Nai) chở tro cốt vợ về quê 

Ông Nguyễn Văn Tiền (58 tuổi, quê Đồng Nai) buồn rầu cho biết cùng con trai mang theo tro cốt vợ về quê Đồng Nai nhưng bị chặn lại.

"Tôi và con trai cùng đưa bà ấy về quê chứ mấy tháng nay bị mắc kẹt, cuộc sống khó khăn quá. Vợ tôi nhiễm Covid-19 và mất khiến hai cha con rất đau buồn. Nguyện vọng của tôi là đưa tro cốt của vợ về quê để vợ tôi được ở bên gia đình, con cháu. Mong ngày TP tạo điều kiện cho người dân có nguyện vọng về quê càng sớm càng tốt. Giờ bị yêu cầu quay lại, tôi không biết kiếm chỗ nào để ở”, ông Tiền chia sẻ. 

{keywords}

Người đàn ông 58 tuổi chia sẻ, đã trả phòng trọ nhưng tiền thuê phòng thì chưa trả hết.

Trong dòng người tự ý về quê, có nhiều người mang theo con nhỏ. Do phải chờ đợi nhiều giờ ở chốt để xin lực lượng chức năng cho qua, các em  tỏ ra mệt mỏi. 

Đến trưa cùng ngày, tất cả người dân đã quay đầu xe máy để trở lại nhà trọ. Mọi người đều được lực lượng công an, quân đội phát giấy điền thông tin cá nhân, địa chỉ, đăng ký nguyện vọng về quê để lãnh đạo TP, hội đồng hương, sở, ngành và chính quyền các tỉnh cập nhật, có hướng giải quyết theo thẩm quyền.

{keywords}
Người dân chờ đợi cả buổi sáng để mong được lực lượng chức năng cho qua chốt
{keywords}
{keywords}
Tuy nhiên, quy định của TP là người dân không tự ý đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác trừ trường hợp đối tượng được ưu tiên, các tổ chức được cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức đưa đón về quê
{keywords}
Nhiều người mệt bơ phờ, gục ngủ trên xe
{keywords}
Trong số đó có cả các em nhỏ từ 2-4 tuổi cũng theo bố mẹ trên xe máy để về quê 
{keywords}
Lực lượng công an, quân đội đi gặp từng người để cập nhật thông tin
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Một người dân điền thông tin cá nhân và đăng ký nguyện vọng về quê để chờ cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ

Thời gian qua, UBND TP HCM giao Sở GTVT làm đầu mối phối hợp các hội đồng hương, sở, ngành và chính quyền các tỉnh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân di chuyển. Sở Y tế thành phố phối hợp các quận, huyện ưu tiên xét nghiệm và trả kết quả sớm nhất cho người dân đủ điều kiện về quê.
Thống kê đến nay, TP đã phối hợp hơn 30 địa phương đưa khoảng 30.000 người về quê.

Tuấn Kiệt

Sau 30/9 người ở TP.HCM đi xe cá nhân vẫn không được tự do ra tỉnh ngoài

Sau 30/9 người ở TP.HCM đi xe cá nhân vẫn không được tự do ra tỉnh ngoài

TP.HCM đã có sự phối hợp với các tỉnh, thành lân cận để thực hiện việc đưa, đón công nhân ra vào TP và người dân cũng được hành xử như thế.



Theo Báo VietNamNet

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam gửi điện mừng Quốc khánh Trung Quốc

Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam đã gửi điện mừng tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội Trung Quốc.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 72 Quốc khánh Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1/10/1949-1/10/2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có các điện mừng gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lật Chiến Thư.

Trong điện mừng, lãnh đạo Đảng và Nhà nước chúc mừng thành tựu Trung Quốc đạt được trong 72 năm qua. 

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc với hạt nhân là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, nhân dân Trung Quốc sẽ hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược do Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra, vững bước tiến lên trên chặng đường thực hiện mục tiêu 100 năm lần thứ hai - xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.

Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc đưa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định; sẵn sàng cùng Trung Quốc tăng cường hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển ổn định, bền vững; đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện mừng tới Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

T.Nam

Việt Nam-Trung Quốc dành ưu tiên cao cho hợp tác phòng, chống Covid-19

Việt Nam-Trung Quốc dành ưu tiên cao cho hợp tác phòng, chống Covid-19

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục dành ưu tiên cao cho việc triển khai hợp tác phòng, chống Covid-19 và phục hồi, phát triển sau đại dịch Covid-19.



Theo Báo VietNamNet

Nhiều người ở Hải Dương phải nộp tiền 'mua' giấy đi đường

Đó là chuyện xảy ra ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong đợt dịch vừa qua.

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, tại xã Cộng Hòa (huyện Nam Sách) thời gian qua xảy ra tình trạng người dân địa phương muốn đi làm hay ra ngoài địa bàn phải lên UBND xã “mua” thẻ (giấy) đi đường để qua chốt kiểm soát.

{keywords}
UBND xã Cộng Hoà, nơi người dân phải đến nộp tiền để có giấy, thẻ đi đường qua chốt

Cụ thể, vào cuối tháng 7/2021 trên địa bàn huyện Nam Sách phát hiện nhiều ca nhiễm Covid-19. Có thời điểm, huyện này phải tạm phong toả xã hội để phòng chống dịch.

Để ngăn dịch, UBND xã Cộng Hòa đã yêu cầu người dân muốn ra khỏi xã phải có bản cam kết phòng chống dịch Covid-19, ghi đầy đủ tên tuổi, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, nơi làm việc.

Sau đó, người dân phải lên xã nộp cho cán bộ 20 nghìn đồng để được cấp thẻ đi lại. Không có thẻ này, người dân đến chốt kiểm dịch của xã sẽ bị ngăn lại và không cho qua.

Tuy nhiên, việc thu đồng đều 20 nghìn/thẻ, cán bộ xã không viết biên lai, phiếu thu…

Theo người dân xã Cộng Hoà, những người phải đóng tiền để lấy được thẻ đi đường đều là những lao động nghèo, đi làm thuê, công nhân ở các nhà nhà máy, có cả nông dân ra đồng…

Ông N.T.T, thôn An Điền Kim cho biết: Vợ ông đi nấu cơm cho một công ty ở huyện Nam Sách. Bà nhà tôi đã phải nộp 20 nghìn đồng để xin giấy đi đường. Có tờ giấy đó nhét túi, bà ấy đi lại thoải mái. Nhưng rõ là 20 nghìn mua tờ giấy đó đâu có chức năng ngăn ngừa Covid-19”.

{keywords}
Người dân phải mất tiền để "mua" giấy đi đường

Cùng thôn với ông N.T.T, ông N.N.L, phản ánh: “Nhà tôi có 3 đứa con làm công nhân. Khi xã yêu cầu phải có giấy đi đường mới được qua chốt, tôi phải trông các cháu cho 3 con đi xin giấy. Tối đó, hàng trăm người tập trung ở UBND xã. Các con tôi phải chen chúc, chờ đến 12h đêm mới “mua” được tờ giấy đóng dấu mang về. Sợ hỏng, các con tôi mang đi ép nhựa để dùng lâu dài”.

Khi thông tin về sự việc được người dân phản ánh lên cấp trên, từ ngày 23 - 26/9, một số cán bộ thôn đã đến từng nhà dân để trả lại số tiền đã mua thẻ. Tuy nhiên, nhiều hộ dân không nhận lại và yêu cầu chính quyền cấp trên phải làm rõ các sai phạm.

Trao đổi với PV VietNamNet, Chủ tịch UBND huyện Nam Sách Hồ Ngọc Lâm cho biết: Sự việc người dân xã Cộng Hoà phải đóng tiền để được cấp giấy đi đường là có thật. Đây chỉ là việc thu tiền của dân trái quy định của một số cán bộ xã, chứ không phải mua bán. Tiền này được thu và cán bộ xã đã nộp về cho thủ quỹ mà không tư lợi một mình.

Ông Lâm khẳng định, việc thu tiền như vậy là không đúng và đã yêu cầu xã phải đến tận nhà dân trả lại. Đến nay, cơ bản xã đã trả hết tiền thu sai.

“Cán bộ xã khi thu tiền đã không lập danh sách, do vậy những gia đình xuất trình được giấy đi đường sẽ được trả lại tiền. Theo báo cáo của UBND xã Cộng Hòa, số tiền thu được từ cấp giấy đi đường là 19 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay số tiền xã phải chi vượt lên thành 27 triệu để thu phiếu về. Số tiền thiếu hụt này những cán bộ nào làm sai sẽ phải tự bỏ tiền túi ra bù lại, không có chuyện trích lại từ ngân sách”, ông Lâm cho hay.

{keywords}
Vị trí UBND xã Cộng Hoà lập chốt khi có dịch để kiểm soát người có giấy mới được ra ngoài

Về việc xem xét trách nhiệm cán bộ liên quan, ông Lâm khẳng định không bao che. Tuy nhiên theo vị Chủ tịch huyện, việc đã được khắc phục nên không đến mức công an phải vào cuộc. Huyện sẽ xem xét kỷ luật, phê bình những cán bộ vi phạm.

Toàn xã Cộng Hoà có trên 10 nghìn dân, tuy nhiên không phải ai cũng có nhu cầu ra đường để phải xin thẻ. Chiếu theo số tiền mà chính quyền đã trả lại thì đã có hơn 1 nghìn người dân đã phải mất tiền sai quy định cho chính sách vô lý nêu trên.

Đình chỉ 2 cán bộ để làm rõ việc nhận tiền qua chốt kiểm dịch ở Hải Dương

Đình chỉ 2 cán bộ để làm rõ việc nhận tiền qua chốt kiểm dịch ở Hải Dương

Để làm rõ hành vi người dân có phải chi tiền để qua chốt chống dịch hay không, Hải Dương đã đình chỉ công tác hai cán bộ.

Nguyễn Thu Hằng



Theo Báo VietNamNet

Cần Thơ giãn cách theo Chỉ thị 15 trên toàn thành phố

Chính quyền TP Cần Thơ quyết định giãn cách theo Chỉ thị 15 trên phạm vi toàn thành phố từ 12h ngày 30/9.

Quyết định thực hiện Chỉ thị 15 trên toàn TP Cần Thơ được Chủ tịch UBND thành phố Trần Việt Trường ký ban hành vào ngày 30/9.

Theo đó, từ 12h ngày 30/9, toàn TP Cần Thơ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15.

{keywords}
Cần Thơ giãn cách theo Chỉ thị 15 từ hôm nay 30/9

Ông Trần Việt Trường giao cho UBND các quận, huyện khi phát hiện các ổ dịch trong cộng đồng thì quyết định giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly y tế ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (ấp, khu vực, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản, khu dân cư, xóm, hẻm…) và áp dụng các biện pháp thích ứng với từng cấp độ theo quy định của Chính phủ, Bộ Y tế.

Sở Thông tin và Truyền thông TP có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn tạo, sử dụng mã QR Code, phấn đấu mỗi người dân thành phố có một mã và thường xuyên sử dụng khi tham gia các hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội như một thói quen, nếp sống với bối cảnh thích ứng an toàn với dịch Covid-19.

Đồng thời xây dựng kế hoạch, có lộ trình bắt được phải kiểm soát mã QR Code đối với người đến tham gia các hoạt động tại các cơ quan công sở, nhà nước, doanh nghiệp…

TP Cần Thơ đã có 5.683 F0, trong đó 4.696 người được điều trị khỏi. Thành phố đã tiêm 347.962 mũi vắc xin, có 55.824 người đã tiêm đủ hai mũi. 

Hoài Thanh 

Cần Thơ hỗ trợ khẩn cấp người thiếu đói, gặp khó khăn trong dịch

Cần Thơ hỗ trợ khẩn cấp người thiếu đói, gặp khó khăn trong dịch

Chính quyền TP Cần Thơ đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp người dân thiếu đói, thiếu lương thực, thực phẩm, gặp khó khăn trong dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.



Theo Báo VietNamNet

Trung tâm Y tế TP Thanh Hóa cấp giấy xét nghiệm Covid-19 trống nội dung

Trung tâm Y tế TP Thanh Hóa thừa nhận đã cấp phiếu xét nghiệm Covid-19 trong đợt giãn cách xã hội vừa qua cho công nhân không ghi thông tin đối tượng test.

Trên địa bàn TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) xuất hiện thông tin phiếu xét nghiệm Covid-19 của Trung tâm Y tế TP cấp cho công nhân để trống nội dung thông tin người test.

Trước thông tin trên, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Thanh Hóa Lê Việt Hùng cho biết, đơn vị đã có báo cáo giải trình cho UBND TP.

Theo báo cáo giải trình, từ 0h ngày 2/9, TP Thanh Hóa thực hiện biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

{keywords}
TP Thanh Hóa lập chốt kiểm soát trong những ngày giãn cách xã hội

Cùng ngày, UBND TP Thanh Hóa ban hành kế hoạch về xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho nhân dân trên địa bàn, trong đó có thực hiện test nhanh cho công nhân trong các khu công nghiệp (KCN).

Theo kế hoạch, việc tổ chức test nhanh không trả phiếu kết quả xét nghiệm cho từng công nhân mà chỉ thông báo tổng kết quả cho đơn vị được triển khai xét nghiệm.

Ngày 3/9, Trung tâm Y tế bắt đầu tổ chức xét nghiệm cho công nhân tại KCN Hoàng Long.

Theo quy định, công nhân có địa chỉ cư trú ở địa bàn các huyện khi đi qua các chốt kiểm soát liên huyện phải xuất trình phiếu trả kết quả xét nghiệm nên các doanh nghiệp đã đề xuất với Trung tâm Y tế thành phố cấp phiếu cho công nhân.

{keywords}
Người dân được lấy mẫu test nhanh

Căn cứ nhu cầu, số lượng công nhân đã được test nhanh có kết quả âm tính với SARS-COV-2 do doanh nghiệp đề xuất, ngày 4/9 Trung tâm đã cấp 1.778 phiếu cho công nhân đã được test tại tổ xét nghiệm số 2, số 3 và số 4 KCN Hoàng Long (ngày 3/9-2021 đã xét nghiệm cho 14.216 người và ngày 4/9 đã xét nghiệm cho 13.155 người, tất cả đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2).

Do khối lượng phiếu nhiều, thời gian gấp, công nhân tập trung đợi lấy phiếu sẽ gây ùn tắc nên các tổ xét nghiệm đã sơ suất khi để 43 phiếu đã cấp không ghi và không ghi đầy đủ thông tin của công nhân được test, ngày test.

Đến ngày 5/9 do các chốt liên huyện không yêu cầu xuất trình phiếu xét nghiệm nữa nên Trung tâm Y tế thành phố đã dừng cấp.

Sau khi kiểm tra việc quản lý phiếu của công nhân, các nhà máy tại KCN Hoàng Long đã thu hồi 1.752 phiếu, còn lại 26 phiếu chưa thu hồi được.

Bà Phạm Thị Việt Nga, Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa cho biết, việc để xảy ra sai sót trong việc ghi thiếu, không ghi thông tin trên phiếu kết quả xét nghiệm của tổ xét nghiệm số 2, số 3 và số 4 tại KCN Hoàng Long là sự việc rất đáng tiếc.

UBND TP đã chỉ đạo Trung tâm Y tế thành phố kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Lê Dương

Kiểm điểm, phê bình Bí thư phường vụ cưỡng chế đi xét nghiệm

Kiểm điểm, phê bình Bí thư phường vụ cưỡng chế đi xét nghiệm

Qua xác minh vụ việc cưỡng chế người phụ nữ do không chịu đi xét nghiệm ở Bình Dương, cơ quan chức năng đã quyết định hình thức xử lý đối với lãnh đạo địa phương.



Theo Báo VietNamNet

Khách liên tục gọi đặt lịch, thợ cắt tóc Đà Nẵng làm mỏi tay ngày đầu mở cửa

Hôm nay (30/9), Đà Nẵng cho phép các cơ sở cắt tóc, gội đầu hoạt động trở lại sau hơn 2 tháng đóng cửa vì dịch Covid-19.

Địa phương này yêu cầu chủ cơ sở, nhân viên đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 sau 14 ngày; không phục vụ quá 3 người cùng một thời điểm.

Từ sáng, nhiều người dân đã kéo nhau đi cắt tóc, gội đầu. Salon kín lịch đặt chỗ, khách đến phải xếp hàng ngồi đợi. Không chỉ các tiệm tóc lớn, các tiệm cắt tóc vỉa hè cũng nhộn nhịp khách ra vào.

{keywords}
{keywords}
Các tiệm cắt tóc ở Đà Nẵng đông khách ngày đầu mở cửa
{keywords}
{keywords}
Nhiều người phải ngồi đợi để chờ đến lượt 

Tại salon tóc Huyền Trang trên đường Hoàng Diệu (quận Hải Châu) để đảm bảo giữ khoảng cách, chủ tiệm chỉ nhận khách đã gọi điện đặt lịch qua điện thoại.

“Hôm nay chúng tôi nhận 20 khách đến làm. Vì số lượng đông và chỉ được phục vụ 3 người một lúc nên ai đặt lịch trước thì sẽ làm trước”, chị Trang chủ salon chia sẻ.

{keywords}
{keywords}
Để tránh tập trung đông người, nhiều salon chỉ nhận khách đặt qua điện thoại
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Chủ salon tóc liên tục nhận cuộc gọi đặt lịch từ khách hàng

Cách đó 500 m, anh Nguyễn Quốc Tịch (chủ salon tóc Bo),  đường Trần Bình Trọng cùng 3 nhân viên tất bật cắt tóc, gội đầu cho khách. Đang làm, điện thoại anh Tịch liên tục đổ chuông khi khách gọi đến đặt lịch “làm đẹp”.

“Từ đêm qua, khi có thông báo cho phép mở cửa trở lại, nhiều khách đã nhắn tin đặt lịch. Ai cũng vui vẻ vì được đi cắt tóc, gội đầu thư giãn. Các nhân viên háo hức vì được đi làm trở lại dù số lượng phục vụ còn hạn chế", anh Tịch chia sẻ.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
Khách hàng đến đông, để đảm bảo giãn cách nhiều salon tóc không nhận khách trực tiếp

Anh Nguyễn Hoàng Hưng, chủ salon tóc Hưng Samurai (đường Lê Độ, quận Thanh Khê) cho biết, khách gọi điện đặt kín lịch đến chủ nhật. Để đảm bảo giãn cách, salon sẽ gọi khách đến làm theo thứ tự đã đặt và chỉ phục vụ tối đa 3 người một lúc.

Từ hôm nay (30/9), TP Đà Nẵng áp dụng Chỉ thị mới, cho phép nhiều hoạt động mở cửa trở lại sau 2 tháng gần như đóng cửa hoàn toàn.
Đây là biện pháp chống dịch mà TP đưa ra để hoạt động tạm thời trong khi chờ hướng dẫn chung của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19. Các hoạt động được nới lỏng chủ yếu là việc mở lại chợ truyền thống, tiệm cắt tóc, gội đầu, hoạt động tập thể dục ngoài trời... Người tham gia các hoạt động nơi đông người phải được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng Covid-19.

Hồ Giáp

Bỏ lệnh cấm, dân Đà Nẵng dậy từ sáng sớm ra biển tắm, tập thể dục

Bỏ lệnh cấm, dân Đà Nẵng dậy từ sáng sớm ra biển tắm, tập thể dục

Sáng nay (30/9), Đà Nẵng cho phép người dân tắm biển trở lại sau thời gian cấm để phòng, chống dịch Covid-19.



Theo Báo VietNamNet

Bí thư Hà Nội: Lúc này không được nóng vội

Hà Nội đã thống nhất quan điểm chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có Covid-19” sang từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Sáng nay (30/9), Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 4 tiếp xúc với cử tri quận Hoàng Mai, huyện Gia Lâm nhằm chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV. 

{keywords}
Các đại biểu Quốc hội tại cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: V.Thành

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 38 điểm cầu. Điểm cầu chính tại trụ sở Huyện ủy Gia Lâm.

Tại cuộc tiếp xúc, nhiều cử tri kiến nghị các cơ quan Trung ương và thành phố có thẩm quyền quan tâm tháo gỡ như đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin, có giải pháp an toàn để sớm đưa học sinh trở lại trường học; sớm hoàn thành quy hoạch phân khu sông Hồng; đẩy nhanh tiến độ dự án trục đường Tam Trinh...

Thay mặt tổ đại biểu Quốc hội tiếp thu ý kiến cử tri, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định sẽ ghi nhận đầy đủ để báo cáo Quốc hội và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết để trả lời cử tri vào kỳ tiếp xúc sắp tới. 

Thông tin nhanh về tình hình thành phố từ đầu năm đến nay, ông Đinh Tiến Dũng cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 4, phải thực hiện 4 đợt giãn cách xã hội, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã đoàn kết một lòng vừa bình tĩnh, kiên trì, kiên quyết phòng, chống dịch bệnh và vừa thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị quan trọng.

{keywords}
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Ảnh: V.Thành

Hà Nội đã thống nhất quan điểm chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có Covid-19” sang từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 để thực hiện vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.  

Tuy nhiên, Bí thư Hà Nội lưu ý, lúc này càng phải hết sức bình tĩnh, không được nóng vội; vì người dưới 18 tuổi chưa được tiêm mũi vắc xin nào, rủi ro rất lớn.

Ông đề nghị cử tri và nhân dân tiếp tục nêu cao tinh thần tự giác, tự quản phòng, chống dịch bệnh. Vì chỉ khi người dân vào cuộc thật sự, tiếp tục phòng, chống dịch từ trong gia đình, tới từng ngõ, phố thì thành phố mới có thể yên tâm.

Nhấn mạnh 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm thành phố sẽ tập trung thực hiện trong thời gian tới, ông Đinh Tiến Dũng khẳng định, toàn thành phố phải quyết tâm hơn nữa, bằng những việc làm thiết thực, cụ thể hàng ngày, hàng giờ để giảm mức độ ảnh hưởng của đại dịch.

Đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất kinh doanh. 

Bí thư Hà Nội nêu rõ, thành phố sẽ rà soát cụ thể từng dự án đầu tư công, tập trung tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ nhằm kích thích phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và tổ chức hiệu quả các chương trình phục hồi sản xuất, kích cầu tiêu dùng nội địa, kết nối cung - cầu hàng hóa... 

Hà Nội cũng sẽ tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, khắc phục sự chồng chéo, tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khai thông nguồn lực phát triển. 

Trong các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thành phố sẽ tập trung thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ và triển khai Dự án tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. 

Đặc biệt, về cải tạo các khu chung cư cũ, Bí thư Thành uỷ cho biết, đến nay, vướng mắc về cơ chế đã được giải quyết, thành phố sẽ cố gắng để khởi công một số dự án ngay trong năm 2022.

Hương Quỳnh

Bí thư Hà Nội: An toàn đến đâu mở ra đến đó, không mở ồ ạt

Bí thư Hà Nội: An toàn đến đâu mở ra đến đó, không mở ồ ạt

“Chủ trương của thành phố là an toàn đến đâu mở ra đến đó. Vừa mở, vừa thăm dò, đánh giá, không mở ồ ạt”, Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.



Theo Báo VietNamNet

Tài xế xe cứu thương khóa cửa, bỏ đi khi bị chốt kiểm soát dịch kiểm tra

Xe cứu thương bật còi hú chở theo 4 người qua chốt kiểm soát dịch ở Bình Dương. Khi bị kiểm tra, tài xế không hợp tác mà khóa cửa bỏ đi.

Đội CSGT - TT Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương sáng nay (30/9) cho biết, đơn vị đang tiến hành xử lý nhóm người sử dụng xe cứu thương không đúng quy định, vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

{keywords}
Xe cứu thương chở theo 4 người qua chốt kiểm soát dịch bệnh ở Bình Dương - Ảnh: T.H

Trước đó, vào tối 29/9, lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Suối Cát (phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một) phát hiện xe cứu thương bật còi ưu tiên chạy trên quốc lộ 13 theo hướng từ TP.HCM về Bình Dương, chở theo 4 người.

Thấy có dấu hiệu bất thường, lực lượng chức năng đã yêu cầu tài xế dừng xe và mời tất cả vào chốt làm việc.

Qua làm việc, nhóm người này trình bày đang đi hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh, chở tro cốt người chết từ TP.HCM về nhà. Tuy nhiên, cả 4 người đều không xuất trình được giấy tờ chứng minh việc hỗ trợ phòng chống dịch, không có giấy tờ tùy thân cũng như không chứng minh được đang chở hài cốt theo quy định.

{keywords}
Lực lượng chức năng phải huy động phương tiện cẩu xe cứu thương về trụ sở - Ảnh: T.H

Riêng tài xế Hồ Hải Đăng (SN 1992, ngụ TP.HCM) không xuất trình được giấy phép lái xe, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

Đáng nói, tài xế sau đó đã khóa cửa xe rồi rời khỏi hiện trường, không ký biên bản vi phạm hành chính. Lực lượng chức năng phải huy động xe cẩu đến hiện trường, đưa phương tiện về trụ sở để xử lý.

Xe cứu thương bật còi hú qua chốt kiểm soát, 3 người trên xe khai báo vòng vo

Xe cứu thương bật còi hú qua chốt kiểm soát, 3 người trên xe khai báo vòng vo

3 người ngồi trên xe cứu thương bật còi ưu tiên qua chốt kiểm soát ở Bình Dương, khi công an kiểm tra thì tất cả đều không có giấy tờ hợp lệ, khai báo vòng vo.

Xuân An



Theo Báo VietNamNet

Kiểm điểm, phê bình Bí thư phường vụ 'cưỡng chế đi xét nghiệm'

Qua xác minh vụ việc cưỡng chế người phụ nữ do không chịu đi xét nghiệm ở Bình Dương, cơ quan chức năng đã quyết định hình thức xử lý đối với lãnh đạo địa phương.

Liên quan đến vụ việc người phụ nữ bị lực lượng chức năng phường Vĩnh Phú (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) phá cửa, cưỡng chế đưa ra ngoài đi xét nghiệm gây bức xúc, cơ quan chức năng TP Thuận An đã thống nhất hình thức xử lý sai phạm.

{keywords}
Bí thư phường Vĩnh Phú xin lỗi chị Lan sau vụ cưỡng chế - Ảnh: X.A

Theo đó, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP Thuận An đã họp và quyết định kiểm điểm, phê bình rút kinh nghiệm đối với ông Võ Thanh Quan - Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 phường Vĩnh Phú.

Sau khi làm việc với các bên liên quan, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh TP Thuận An nhận thấy ông Quan bị nóng vội trong công tác xét nghiệm, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng dẫn đến việc chỉ đạo công an cưỡng chế chị Hoàng Thị Phương Lan.

Theo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP Thuận An, các vụ việc liên quan đến việc cưỡng chế phải do Chủ tịch UBND cấp huyện, thị, TP ra quyết định. Do đó, việc phường Vĩnh Phú cưỡng chế đối với người dân là không đúng quy định, trình tự của pháp luật, gây phản cảm và bức xúc trong dư luận.

Tuy vậy, cơ quan chức năng nhận thấy sự việc xảy ra trong trường hợp khẩn cấp, liên quan đến tình huống cấp bách trong phòng chống dịch bệnh nên phường đã tiến hành cưỡng chế.

Bên cạnh đó, lãnh đạo phường đã bị nóng vội, vì muốn đảm bảo an toàn cho người dân trong công tác phòng chống dịch, không nhằm mục đích cá nhân.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cưỡng chế trên là do chị Lan không hợp tác với cơ quan chức năng, khóa cửa ở trong nhà dù đã được thông báo trước đó.

Do vậy, cơ quan chức năng đã đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Lan về hành vi không chấp hành quy định về phòng chống dịch bệnh để mang tính răn đe, không để xảy ra các trường hợp tương tự.

Trước đó, vào chiều ngày 29/9, ông Võ Thanh Quan và đoàn công tác của Thành ủy TP Thuận An đã đến nhà xin lỗi chị Lan sau hành vi cưỡng chế. Tuy vậy chị Lan không đồng ý lời xin lỗi do bị ảnh hưởng đến tinh thần và vật chất.

Bí thư phường xin lỗi người phụ nữ bị cưỡng chế đưa đi xét nghiệm Covid-19

Bí thư phường xin lỗi người phụ nữ bị cưỡng chế đưa đi xét nghiệm Covid-19

Nhận thấy việc cưỡng chế người dân đưa đi xét nghiệm là chưa đúng, lãnh đạo phường ở Bình Dương đã công khai xin lỗi người phụ nữ.

Xuân An



Theo Báo VietNamNet

Cầu Thủ Thiêm 2 sẽ khánh thành vào dịp lễ 30/4/2022

Chủ đầu tư dự án cầu Thủ Thiêm 2, TP.HCM đang đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa vào khánh thành dịp lễ 30/4/2022.

Sáng 30/9, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cùng lãnh đạo các sở, ngành đã đến thị sát Dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 và công trình Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông tại 9 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

{keywords}
Lãnh đạo TP.HCM thị sát dự án giao thông trọng điểm ở khu đô thị mới Thủ Thiêm sáng 30/9

Tại dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, đại diện công ty Đại Quang Minh (chủ đầu tư dự án) cho biết, công trình này là một trong 7 công trình cấp bách được UBND TP.HCM cho phép nhà đầu tư duy trì thi công trong thời gian siết chặt các biện pháp giãn cách phòng chống Covid-19.

Theo đại diện chủ đầu tư, đến nay khối lượng thi công cầu Thủ Thiêm 2 ước đạt khoảng hơn 85%. Đặc biệt, phần cầu chính với kết cấu nhịp dây văng đã cơ bản hoàn thành công tác căng kéo cáp, thi công kết cấu dầm, hiện đang thi công bản mặt cầu, cân chỉnh cáp...

Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng phía chủ đầu tư, nhà thầu vẫn cố gắng bố trí đầy đủ tài chính, vật tư, nhiên liệu để thi công, đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ đề ra.

"Đến ngày 10/10 sẽ hoàn tất công tác kéo cáp dây văng nhịp chính. Nhà thầu sẽ tập thi công các hạng mục hoàn thiện cầu và hai nhánh N1, N2 hướng lên xuống đường Tôn Đức Thắng (Q.1). Dự kiến dự án sẽ hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng trong dịp lễ 30/04/2022"- đại diện chủ đầu tư thông tin.

{keywords}
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên (người ngoài cùng bên trái) nghe chủ đầu tư báo cáo tiến độ dự kiến cầu Thủ Thiêm 2 

Sáng cùng ngày, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP cũng báo cáo về tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ông Phúc cho biết việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm góp phần nâng cao giá trị sử dụng của khu đất này. Khi đó TP có thể mời gọi đầu tư, đấu giá, mang về nguồn thu cho TP.

Ông cũng cho biết, nếu được hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ giúp kết nối đồng bộ với cầu Thủ Thiêm 2 sau khi hoàn thành, tạo sự kết nối giữa các dự án giao thông trong khu vực.

"Dự kiến giữa tháng 10 sẽ hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật của 6 lô đất này, sau đó có thể đấu giá tạo nguồn thu sớm nhất cho TP. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm 6 tuyến đường bao quanh với chiều dài khoảng 1,4km kết hợp với các hạ tầng như điện nước, chiếu sáng, cây xanh…"- ông Phúc khẳng định.

Ngoài dự án này, từ sau ngày 1/10 sẽ có 45 gói thầu thuộc 25 dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP.HCM lần lượt thi công trở lại. Đây đều là các dự án đáp ứng đầy đủ 7 tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trong công tác phòng chống dịch theo quy định của UBND TP.

Tuấn Kiệt 

Cầu Thủ Thiêm 2 chính thức hợp long

Cầu Thủ Thiêm 2 chính thức hợp long

Dự án cầu Thủ Thiêm 2, một trong những công trình xây dựng trọng điểm của TP.HCM vừa được hợp long.



Theo Báo VietNamNet