Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Ông Phạm Viết Thanh làm chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tại kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII đã bầu ông Phạm Viết Thanh làm Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Nguyễn Văn Thọ tái đắc cử Chủ tịch UBND tỉnh này.

Sáng nay (30/6), tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu HĐND tỉnh này đã bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo đó, với số phiếu tán thành đạt 100% (52/52 phiếu), ông Phạm Viết Thanh (SN 1962, quê quán huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

{keywords}
Ông Phạm Viết Thanh được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiệm kỳ 2021-2026. Ảnh: Quang Hưng

Ông Nguyễn Văn Thọ (SN 1968, quê quán huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tái đắc cử chức danh Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026, với tỷ lệ phiếu tán thành là 51/ 52 phiếu.

Cũng tại kỳ họp, ông Mai Ngọc Thuận cũng được bầu tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Phạm Viết Thanh gửi lời cảm ơn đến các đại biểu HĐND tỉnh đã tin tưởng, tín nhiệm bầu các chức danh chủ chốt của HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Thọ tái đắc cử Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh: Quang Hưng

Ông Thanh khẳng định, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động Nhà nước, xây dựng chính quyền đô thị thông minh, thúc đẩy chuyển đổi số và đặc biệt chăm lo cho đời sống nhân dân.

Ông Phạm Viết Thanh có trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật Kinh tế, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh; Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp. Tháng 7/2020, Bộ Chính trị có quyết định điều động, phân công, chỉ định ông Phạm Viết Thanh tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu nhiệm kỳ 2015-2020.

Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025, ông Phạm Viết Thanh được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa VII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Ông Nguyễn Văn Thọ có trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế chuyên ngành Ngân hàng, Cử nhân Luật; trình độ lý luận chính trị: Cao cấp.

Tháng 12/2019, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khóa VI, ông Thọ được bầu giữ chức danh Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021. Trước đó, ông từng giữ một số chức vụ chủ chốt ở huyện Xuyên Mộc.

Quang Hưng

Ông Lê Văn Nưng làm Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang

Ông Lê Văn Nưng làm Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang

Ông Lê Văn Nưng, 56 tuổi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang.



Theo Báo VietNamNet

Tiền Giang có tân Chủ tịch HĐND tỉnh

Ông Võ Văn Bình, 58 tuổi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Tiền Giang.

Ngày 30/6, tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Tiền Giang khóa X, ông Võ Văn Bình được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ phiếu bầu 100% (57/57).

Ông Trần Thanh Nguyên, Bí thư Huyện ủy Cái Bè được bầu làm Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

{keywords}
Ông Võ Văn Bình (giữa) nhận hoa chúc mừng từ lãnh đạo HĐND tỉnh

Ông Nguyễn Văn Vĩnh được đại biểu HĐND bầu tái đắc cử Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang.

Các ông Trần Văn Dũng, Phạm Văn Trọng, Nguyễn Văn Mười tiếp tục được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

{keywords}
Ông Võ Văn Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Tiền Giang tặng hoa chúc mừng Chủ tịch và các Phó chủ tịch UBND tỉnh

Ông Võ Văn Bình sinh năm 1963, quê quán huyện Châu Thành, Tiền Giang. Trình độ chuyên môn: Đại học Chính trị, Đại học Tổng hợp Sử; cao cấp Chính trị.

Ông Bình từng kinh qua các chức như: Phó bí thư, Bí thư Huyện ủy Châu Thành; Phó trưởng ban thường trực, rồi Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Tháng 10/2015 -5/2016, ông Bình làm Phó Bí thư Tỉnh ủy. Từ tháng 5/2016 đến nay, ông làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1967, quê huyện Chợ Gạo (Tiền Giang); thạc sỹ Luật, cao cấp chính trị; từng giữ chức Giám đốc Sở Tư pháp, Bí thư Huyện ủy Chợ Gạo, Trưởng Ban Nội chính, Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Tháng 12/2020, HĐND Tiền Giang bầu ông Vĩnh làm Chủ tịch UBND tỉnh.

Ông Lê Văn Nưng làm Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang

Ông Lê Văn Nưng làm Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang

Ông Lê Văn Nưng, 56 tuổi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang.

Hoài Thanh



Theo Báo VietNamNet

TP.HCM đẩy nhanh chiến dịch xét nghiệm, quyết dập dịch trong 12 ngày

Các địa phương linh hoạt các giải pháp nhằm ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình để thực hiện thành công mục tiêu kép, bảo đảm an sinh xã hội trong 12 ngày.

Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa có chỉ đạo khẩn về tổ chức đợt cao điểm kiểm soát dịch trên địa bàn từ ngày 29/6 đến ngày 10/7, nhằm huy động sức mạnh của toàn dân, toàn hệ thống chính trị trong việc phòng, chống dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Trong đó, chỉ đạo Sở TT&TT chủ trì, phối hợp Sở Y tế và Văn phòng UBND TP thành lập Trung tâm phân tích dữ liệu, thực hiện nhiệm vụ kết nối, phân tích dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch.

{keywords}
Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong

Chủ tịch thành phố cũng yêu cầu các địa phương căn cứ tình hình diễn biến dịch, đề ra các giải pháp nhằm ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình trong thời gian 12 ngày để thực hiện thành công mục tiêu kép, bảo đảm an sinh xã.

"Phải thực hiện nghiêm phương châm “5K + vắc xin” và tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công, trong đó phòng ngừa là cấp bách, chủ động tấn công quyết liệt và hiệu quả", ông Phong nhấn mạnh.

Ông Phong cũng yêu cầu khi khoanh vùng, phong tỏa, giãn cách xã hội cần xác định phạm vi phù hợp trên cơ sở căn cứ dịch tễ, không máy móc áp dụng theo đơn vị hành chính; kiểm soát chặt chẽ bên trong các khu vực phong tỏa, giãn cách, cách ly, tránh lây nhiễm chéo…

Phải khoanh vùng trong vòng 1 giờ hoặc sớm hơn sau khi có xét nghiệm khẳng định nhiễm Covid-19 trên nguyên tắc, khoanh vùng nhanh, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng và phong tỏa hẹp; có kết quả xét nghiệm trong vòng 12 giờ để nhanh chóng tầm soát các ca nhiễm.

Đẩy nhanh việc lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho người dân, người lao động tại tất cả các quận, huyện, TP Thủ Đức. Trong đó, tập trung lấy mẫu toàn bộ người dân tại Quận 8, Bình Tân, Tân Phú, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh.

“Phấn đấu thực hiện một triệu mẫu gộp/ngày”, UBND TP.HCM đặt mục tiêu. Sở Y tế có trách nhiệm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đến ngày 5/7 phải đảm bảo năng lực xét nghiệm theo chỉ tiêu đã giao và tiến độ đã quy định.

Triển khai tự test nhanh cho công nhân, khuyến khích các doanh nghiệp tự chi trả chi phí mua test nhanh và xét nghiệm cho người lao động 1 lần/tuần.

Người đứng đầu chính quyền thành phố cũng cho biết, đã thành lập Bộ phận kiểm tra, giám sát  và 100 đoàn kiểm tra hướng dẫn điều kiện an toàn phòng, chống dịch trong sản xuất. Triển khai hướng dẫn 22 doanh nghiệp theo đề xuất của Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp với 25.000 lao động để tổ chức vừa cách ly, vừa sản xuất.

Sẵn sàng điều trị trong tình huống có 10.000 ca nhiễm

Ông Phong cũng chỉ đạo tăng cường các biện pháp ứng phó khẩn cấp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 đổi với các chợ đầu mối, chợ truyền thống.

Rà soát năng lực các khu cách ly tập trung hiện tại để xây dựng kế hoạch khảo sát, mở rộng các khu cách ly tập trung, đáp ứng nhu cầu khi có số lượng các ca F1 tăng nhanh.

{keywords}
Bản đồ Covid-19 được cập nhật thường xuyên để người dân chủ động phòng tránh những địa điểm, khu vực có liên quan đến dịch Covid-19

Không tiếp tục sử dụng trường học làm nơi cách ly tập trung; vận động các khách sạn đủ điều kiện tổ chức cách ly cho các trường hợp F1 có nhu cầu trả phí.

Tổ chức thí điểm cách ly y tế tại nhà cho các trường họp F1 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Sẵn sàng kịch bản ứng phó của khối điều trị trong tình huống có 10.000 ca nhiễm. Rà soát, thống kê lượng oxy dự trữ, trang thiết bị y tế và mua sắm bổ sung một số trang thiết bị phục vụ cho việc điều trị bệnh.

Giao Tổ công tác đàm phán và mua vắc xin đẩy nhanh tiến độ mua và nhập khẩu vắc xin, chậm nhất trong cuối quý 3/2021 phải tiếp nhận lô vắc xin đầu tiên.

Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình và thời gian tiêm vắc xin cho người dân. Phấn đấu đến cuối năm nay, 2/3 người dân được tiêm vắc xin.

Thành phố cũng yêu cầu cương quyết đóng cửa tạm thời đối với các chợ đầu mối và chợ truyền thống không đảm bảo an toàn theo các quy định.

Kiểm tra việc không tụ tập trên 3 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tuân thủ triệt để quy tắc 5K của Bộ Y tế.

“Các Sở, ngành, quận, huyện quán triệt phương châm chống dịch “3 không”: không nói không có cơ chế, chính sách; không nói không có kinh phí; không nói không có vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế”, Chủ tịch thành phố chỉ đạo.

Chủ tịch TP.HCM: Áp dụng biện pháp cao hơn Chỉ thị 16 mà ca nhiễm chưa giảm

Chủ tịch TP.HCM: Áp dụng biện pháp cao hơn Chỉ thị 16 mà ca nhiễm chưa giảm

Theo Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, dù thành phố áp dụng biện pháp cao hơn Chỉ thị 16, nhưng ca nhiễm chưa có dấu hiệu giảm. Ông yêu cầu tăng cường thực hiện Chỉ thị 10 của UBND TP. 

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet

Bình Dương xin chi viện khẩn khi dịch Covid-19 xâm nhập vào khu công nghiệp

Trước việc ca mắc Covid-19 liên tục tăng, xâm nhập vào các công ty và khu công nghiệp, Bình Dương có văn bản đề nghị chi viện cho tỉnh để chống dịch.

UBND tỉnh Bình Dương vừa có văn bản gửi Bộ Y tế và Viện Pasteur TP.HCM về việc chi viện khẩn cho tỉnh để phòng, chống dịch Covid-19.

{keywords}
Lãnh đạo Bộ Y tế kiểm tra khu cách ly tập trung tại TP Thuận An, Bình Dương

Văn bản trên được gửi đi trong tình hình số ca bệnh của tỉnh này liên tục tăng nhanh, chuyển qua cấp độ 5 (trên 300 ca bệnh), xâm nhập vào các công ty và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh Bình Dương đề nghị Bộ Y tế xem xét cử chuyên gia về điều tra dịch tễ, truy vết xử lý dịch về giúp tỉnh. 

Tỉnh này cũng xin chi viện cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ và điều dưỡng. Đồng thời đề nghị hỗ trợ thiết bị test nhanh, máy xét nghiệm và các trang thiết bị phòng hộ khác cho tỉnh để phòng chống dịch bệnh.

Tính đến ngày 29/6, tỉnh Bình Dương có 326 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, trong đó đa số các ca bệnh đều liên quan đến các công ty, xí nghiệp tại thị xã Tân Uyên, TP Thuận An, TP Dĩ An và TP Thủ Dầu Một.

Trong số này, ổ dịch tại phường Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên) được ghi nhận có nhiều ca mắc Covid-19 nhất tỉnh này. Hiện toàn phường Tân Phước Khánh đã bị phong tỏa.

Hai địa phương tập trung đông dân là TP Thuận An và thị xã Tân Uyên, cùng 4 phường trung tâm của TP Thủ Dầu Một phải áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Chuỗi lây nhiễm chủ quán trà sữa Cô Chủ Nhỏ, Bình Dương nâng cảnh báo cao nhất

Chuỗi lây nhiễm chủ quán trà sữa Cô Chủ Nhỏ, Bình Dương nâng cảnh báo cao nhất

Chỉ trong ít ngày giữa tháng 6, số ca mắc Covid-19 tại Bình Dương tăng đột biến, nhiều nhất từ trước tới nay. Trước tình trạng trên, ngành chức năng tỉnh này đã nâng mức cảnh báo cao nhất.

Xuân An



Theo Báo VietNamNet

Đà Nẵng bổ nhiệm lãnh đạo các quận và huyện đảo Hoàng Sa

Sáng nay (30/6), UBND TP Đà Nẵng công bố các quyết định bổ nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch UBND các quận và huyện đảo Hoàng Sa.

Theo đó, ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ, kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa nhiệm kỳ 2021-2026.

Ông Lê Phú Nguyện, Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Chánh Văn phòng UBND huyện đảo Hoàng Sa được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa.

Ông Lê Tự Gia Thạnh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu được tái bổ nhiệm, nhiệm kỳ 2021-2026.

Bà Phan Thị Thắng Lợi và ông Trương Thanh Dũng được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch UBND quận Hải Châu.

Ông Hồ Thuyên, Chủ tịch UBND quận Thanh Khê được tái bổ nhiệm, nhiệm kỳ 2021-2026. Bà Trần Tường Vân và ông Nguyễn Hữu Công được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Khê.

{keywords}
Lãnh đạo Đà Nẵng trao quyết định bổ nhiệm

Ông Nguyễn Đăng Huy, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu được tái bổ nhiệm, nhiệm kỳ 2021-2026. Các ông Nguyễn Hữu Thiết và Nguyễn Nhường được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu.

Ông Hồ Văn Khoa, Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ được tái bổ nhiệm, nhiệm kỳ 2021-2026. Các ông Đinh Thanh và Võ Thiên Sinh được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ.

Ông Nguyễn Hòa, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn cũng được tái bổ nhiệm, nhiệm kỳ 2021-2026. Các ông Mai Niên và Nguyễn Đức Việt được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn.

Ông Hoàng Sơn Trà, Chủ tịch UBND quận Sơn Trà được tái bổ nhiệm, nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Nguyễn Thành Nam, Hoàng Công Thanh và Huỳnh Văn Hùng được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch UBND quận Sơn Trà.

Thời hạn bổ nhiệm các chức vụ là 5 năm, kể từ ngày 1/7/2021.

Hồ Giáp

Chủ tịch HĐND Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết tái đắc cử

Chủ tịch HĐND Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết tái đắc cử

100% đại biểu dự họp tán thành bầu ông Lương Nguyễn Minh Triết tái đắc cử Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2021-2026.



Theo Báo VietNamNet

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra thực địa một số dự án cao tốc Bắc - Nam

Sáng sớm 30/6, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã kiểm tra thực địa tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn (Ninh Bình) và dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45 (Thanh Hóa).

Đây là 2 trong số 11 dự án thành phần của tuyến cao tốc dài 654 km, đi qua địa bàn 13 tỉnh, thành. 

Cách đây 1 tháng, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký ban hành Công điện nhằm đốc thúc tiến độ, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng và xử lý một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thị sát điểm thi công dự án cao tốc Mai Sơn – QL45. Ảnh VGP/Đức Tuân

 Về tổng thể, tiến độ triển khai dự án còn chậm, trong đó công tác giải phóng mặt bằng không đáp ứng tiến độ cam kết (bàn giao toàn bộ mặt bằng trong Quý II/2020). Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, chiều dài tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông đã bàn giao mặt bằng là 638,8 km/652,86 km (đạt 97,8%).

Tại điểm đầu của dự án cao tốc Mai Sơn – QL45, Phó Thủ tướng nghe Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ báo cáo tình hình triển khai dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Ảnh VGP/Đức Tuân

Lũy kế giá trị giải ngân cho giải phóng mặt bằng đến nay đạt hơn 11.533 tỷ đồng (tương đương 79,15%). Từ đầu năm 2021 đến nay đã giải ngân 765,56 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2021, đạt 32,2%.

Trong đó, đoạn Cao Bồ - Mai Sơn đã thực hiện đạt 75,71% giá trị hợp đồng, dự kiến hoàn thành năm 2021 còn đoạn Mai Sơn - QL45 mới đạt gần 15%.

Phó Thủ tướng thị sát việc thi công tuyến phải của hầm Tam Điệp. Ảnh VGP/Đức Tuân

Sau khi kiểm tra thực địa 2 đoạn cao tốc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã thị sát hầm đường bộ Tam Điệp (Thanh Hóa). Hầm trái tuyến dài 245 m đã được đào xuyên thông qua dãy núi Tam Điệp (đèo Tam Điệp). Còn lại hầm phải tuyến đang cố gắng sẽ xuyên thông qua núi vào ngày 15/7 tới đây.

Thi công tuyến bên phải của hầm Tam Điệp dài 245 m, phấn đấu xuyên thông qua núi vào ngày 15/7 tới đây. Ảnh VGP/Đức Tuân

Không để chậm tiến độ

Ngay sau khi kiểm tra thực địa, tại trụ sở UBND tỉnh Ninh Bình, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì Hội nghị trực tuyến về tình hình triển khai các dự án trên tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai các dự án thành phần trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Ảnh VGP/Đức Tuân

Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo một số bộ, ngành, 13 địa phương mà tuyến cao tốc đi qua, các doanh nghiệp, nhà thầu, đơn vị thi công dự án tại các điểm cầu truyền hình trực tuyến.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, việc đầu tư phát triển hệ thống đường bộ cao tốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, chúng ta có hơn 1.000 km cao tốc.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, phát triển hạ tầng giao thông nói chung, xây dựng đường cao tốc nói riêng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của các địa phương, cũng như chưa thực hiện được mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Đề nghị các nhà thầu nêu các vướng mắc, khó khăn gì, giải phóng mặt bằng, thiết kế, vật tư, trang thiết bị… có vướng không. Ảnh VGP/Đức Tuân

Trong nhiệm kỳ này, Chính phủ sẽ tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo để phát triển hạ tầng giao thông, nhất là tuyến cao tốc Bắc- Nam phía Đông.

Hiện nay trên cả nước, chúng ta đang triển khai 17 đoạn tuyến cao tốc với tổng chiều dài 916 km, trong đó 11 đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông có chiều dài 654 km.

Trong quá trình triển khai, xuất hiện nhiều vướng mắc, khó khăn, trong đó có khó khăn do dịch bệnh COVID-19, có vướng mắc do thực tiễn trong quá trình xây dựng, cả khâu thiết kế, điều chỉnh thiết kế, cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng. Trước những khó khăn đó, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo giải quyết, Bộ GTVT cũng sát sao vào cuộc, xuống tận công trình để xử lý tại chỗ cũng như đề xuất Chính phủ giải quyết.

Chính phủ đã ban hành nghị quyết về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án.

“Với tinh thần như vậy, hôm nay, tôi cùng các đồng chí lãnh đạo các bộ và các địa phương nghe tình hình, các mặt thuận lợi, khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục phải giải quyết để đạt mục tiêu tiến độ đề ra”, Phó Thủ tướng nói. Tuyến cao tốc được bố trí nguồn lực rất lớn nhưng “làm sao thúc đẩy tiến độ giải ngân”.

“Đề nghị các nhà thầu nêu các vướng mắc, khó khăn là gì, giải phóng mặt bằng, thiết kế, vật tư, trang thiết bị… có vướng không”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, “tinh thần là không được để chậm tiến độ”, nhất là đối với các hợp đồng đã ký.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng lưu ý về vấn đề giải phóng mặt bằng. Hiện 97% diện tích giải phóng mặt bằng đã hoàn thành, các địa phương đã cương quyết, trách nhiệm, tuy nhiên cần hoàn thành mục tiêu còn lại về giải phóng mặt bằng, để triển khai quá trình thi công, xây dựng.

Theo VGP

Nhà thầu bị Bộ GTVT 'tuýt còi' vẫn được thi công cao tốc

Nhà thầu bị Bộ GTVT 'tuýt còi' vẫn được thi công cao tốc

Mặc dù bị Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA xử lý điều chuyển khối lượng tại gói thầu XL03, Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn vì 3 lần cảnh báo chậm tiến độ, thế nhưng, một DN vẫn được “ưu ái” cho tiếp tục thi công.  



Theo Báo VietNamNet

Va chạm với xe đầu kéo, người đàn ông đi xe máy tử vong tại chỗ

Công an huyện Thạch Thất thụ lý giải quyết vụ TNGT liên quan đến xe đầu kéo, khiến người đàn ông đi xe máy tử vong.

Ngày 30/6, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thạch Thất (Hà Nội) đang thụ lý giải quyết vụ TNGT liên quan giữa xe đầu kéo với xe máy, khiến người đàn ông đi xe máy tử vong tại chỗ.

Thông tin ban đầu, vào hồi 20h45 ngày 29/6 tại ngã ba giao nhau giữa đường cầu vượt Bắc Phú Cát với khu tái định cư Thạch Hoà, huyện Thạch Thất (Hà Nội) xảy ra vụ TNGT.

Vụ va chạm giữa xe mô tô 29T3-2098 do người đàn ông điều khiển lưu thông hướng khu tái định cư đi cầu vượt Bắc Phú Cát với xe ô tô đầu kéo mang BKS 15C-361.53 (chưa xác định được người điều khiển).

{keywords}
Hiện trường vụ tai nạn

Được biết, ngay sau khi xảy ra vụ TNGT, công an địa bàn và các Đội nghiệp vụ Công an huyện Thạch Thất có mặt tại hiện trường thụ lý giải quyết vụ việc.

Sau khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng xác định nạn nhân điều khiển xe máy 29T3-2098 tử vong tại chỗ.

Nan nhân này được xác định là ông Nguyễn Văn Chung (SN 1960, ở xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Hiện vụ việc đang được cơ quan CSĐT Công an huyện Thạch Thất thụ lý giải quyết.

Nguyễn Quyết 

Bé gái rơi từ lan can tầng 2, người đàn ông chạy tới hứng đỡ

Bé gái rơi từ lan can tầng 2, người đàn ông chạy tới hứng đỡ

Chủ tịch phường Trần Quang Khải, TP Nam Định (Nam Định) cho biết, bé gái ngủ dậy trong nhà không có ai nên đã ra ban công tầng 2, sau đó trèo qua lan can và rơi xuống.



Theo Báo VietNamNet

Cựu chủ tịch cùng nhiều lãnh đạo tỉnh Bình Dương bị bắt

Cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cùng nhiều lãnh đạo đương nhiệm bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt giam liên quan đến vụ “thâu tóm” 43ha đất công.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Bộ Công an sáng nay (30/6) cho hay, mở rộng điều tra vụ án tại Tổng công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng công ty 3/2), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện các lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 6 bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Các quyết định trên đã được Viện KSND tối cao phê chuẩn.

{keywords}
Các bị can bị khởi tố, bắt giữ  

Các bị can bị khởi tố, bắt giam gồm: Trần Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (đã nghỉ hưu); Trần Xuân Lâm, nguyên Trưởng Phòng Kinh tế ngành thuộc Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, hiện là Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương; Võ Văn Lượng, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, hiện là Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương; Nguyễn Thanh Trúc, nguyên Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; Phạm Văn Cành, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương (đã nghỉ hưu); Ngô Dũng Phương, Trưởng phòng Tài chính Đảng thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương.

Trong sáng nay, lực lượng của Bộ Công an đã đồng loạt khám xét nhà của các bị can để phục vụ công tác điều tra.

{keywords}
Bộ Công an khám xét nhà của bị can ở Bình Dương sáng 30/6

Trước đó, C03 đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với nhiều bị can có liên quan, trong đó có ông Lê Văn Trang, nguyên Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Dương; ông Võ Thanh Bình, nguyên Cục phó và ông Nguyễn Thái Thanh, Phó trưởng phòng của Cục Thuế tỉnh Bình Dương, cùng nhiều bị can khác để điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công gây thất thoát lãng phí theo điều 219 bộ luật Hình sự.

Trước đó, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015-2020 có vi phạm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện áp dụng giá đất năm 2006 để thu tiền sử dụng đất đối với khu đất 43 ha và 145 ha của Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng Công ty 3-2) được UBND tỉnh quyết định giao năm 2012, 2013, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Vi phạm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo để Tổng Công ty 3-2 chuyển nhượng khu đất 43 ha và 30% vốn nhà nước cho tư nhân trái quy định, gây thất thoát ngân sách nhà nước; để Tổng Công ty 3-2 đưa khu đất 145 ha vào góp vốn không qua định giá, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Tỉnh ủy Bình Dương xin lỗi người dân liên quan tới các sai phạm đất đai

Tỉnh ủy Bình Dương xin lỗi người dân liên quan tới các sai phạm đất đai

Ngày 16/6, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của tỉnh để thông tin về những vấn đề liên quan đến các sai phạm trong quản lý khu đất 43 ha và 145 ha tại Tổng Công ty 3-2.

Xuân An



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng Chính phủ nỗ lực thúc đẩy đưa vắc xin về nước sớm nhất, nhiều nhất

Tối ngày 29/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc gấp với Tập đoàn AstraZeneca. 

Tập đoàn AstraZeneca do ông Nitin Kapoor – Chủ tịch AstraZeneca tại các Thị trường châu Á Mới nổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam, làm trưởng đoàn.

Cuộc làm việc của Thủ tướng nhằm thúc đẩy đưa vắc xin phòng chống Covid-19 về Việt Nam nhiều nhất, sớm nhất có thể; phối hợp, giúp đỡ, hỗ trợ nghiên cứu sản xuất, công nhận vắc xin trong nước; nghiên cứu giảm giá bán vắc xin cho Việt Nam để thực hiện chiến lược vắc xin trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn… 

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Công ty AstraZeneca quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Việt Nam có được ít nhất 10 triệu liều vắc xin phòng chống COVID-19 từ nay đến đầu tháng 8/2021 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự buổi làm việc có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và đại diện Công ty Cổ phần vắc xin Việt Nam (VNVC) – đơn vị là đối tác của AstraZeneca.

Buổi làm việc diễn ra trong bầu không khí cởi mở, chân thành, thẳng thắn, hiểu biết lẫn nhau. Ông Nitin Kapoor đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong thực hiện chiến lược vắc xin vì sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội với nhiều kết quả tích cực trong bối cảnh các nước trong khu vực gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch; đánh giá cao sự quyết liệt và nhất quán của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai có hiệu quả chiến lược vắc xin .

Ông Nitin Kapoor đánh giá cao công tác phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe của nhân dân ở Việt Nam là rất tốt và hiệu quả.

Ông Nitin Kapoor cho biết AstraZeneca sẽ giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam sản xuất vắc xin trong nước, tăng cường đầu tư gia công, sản xuất các loại thuốc cần thiết tại Việt Nam -Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Công ty AstraZeneca quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Việt Nam có được ít nhất 10 triệu liều vắc xin phòng chống Covid-19 từ nay đến đầu tháng 8/2021 để thực hiện chiến lược vắc xin và tiêm miễn phí cho người dân, kịp thời, an toàn, hiệu quả. Đồng thời, Thủ tướng đề nghị phía AstraZeneca phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy, giúp đỡ có hiệu quả việc sản xuất vắc xin trong nước và giảm giá bán vắc xin cho Việt Nam.

Ông Nitin Kapoor cho biết, thời điểm này trên toàn thế giới, vắc xin phòng chống Covid-19 đang rất khan hiếm do nhu cầu sử dụng vắc xin trên toàn cầu rất lớn vì dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp khó lường hơn trong khi năng lực sản xuất vắc xin trên thế giới còn hạn chế, không thể đáp ứng hết các nhu cầu của các nước; nhưng ông Nitin Kapoor hứa với Thủ tướng sẽ báo cáo Công ty AstraZeneca để ưu tiên và cố gắng thuyết phục chuyển cho Việt Nam ít nhất 8 triệu liều vắc xin ngay trong tháng 7 và đầu tháng 8/2021.

Ông Nitin Kapoor cũng ghi nhận và cam kết sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền của AstraZeneca để nghiên cứu ưu tiên giảm giá bán vắc xin cho Việt Nam tốt nhất có thể.

Ông Nitin Kapoor cho biết AstraZeneca sẽ giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam sản xuất vắc xin trong nước, tăng cường đầu tư gia công, sản xuất các loại thuốc cần thiết tại Việt Nam như thuốc chữa ung thư, tim mạch, đường ruột và một số loại thuốc cho trẻ em, bên cạnh đó thúc đẩy các chương trình hỗ trợ cho ngành y tế.

Ông Nitin Kapoor cũng bày tỏ tin tưởng rằng với sự quyết liệt, quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Thủ tướng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của nhân dân, việc chống dịch ở Việt Nam sẽ thành công và Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội, vì sức khỏe của nhân dân, vì sự phát triển ổn định của đất nước.

Theo baochinhphu.vn

Tập trung mọi nguồn lực để thực hiện chiến lược vắc xin

Tập trung mọi nguồn lực để thực hiện chiến lược vắc xin

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.



Theo Báo VietNamNet

Đồng Tháp ra thông báo khẩn tìm người liên quan ca dương tính nCoV

Sáng 30/6, Sở Y tế Đồng Tháp ra liên tục ra 2 thông báo khẩn tìm người có tiếp xúc với trường hợp dương tính nCoV tại tỉnh.

Theo đó, ngành y tế Đồng Tháp tìm những người đi chung chuyến xe của nhà xe Huỳnh Sơn (tại phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc), lịch trình từ 5h ngày 15/6, từ Sa Đéc đi Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM).

Và, 12h ngày 15/6, từ Bệnh viện Chợ Rẫy trở về TP Sa Đéc.

Ngoài ra, tại TP Sa Đéc, ngành y tế Đồng Tháp khẩn tìm người đến Khoa nội C Bệnh viện đa khoa Sa Đéc (từ ngày 10 - 24/6).

Công ty May 6 ở xã Tân Phú Đông từ 7h đến 19h ngày 10 - 24/6; xe bánh mì chả cá của anh K (đối diện công ty may 6; từ 16 -19/6); tiệm cơm đối diện công ty 6 may (sáng 22/6) và tiệm thuốc tây Trung sơn (đối diện Bệnh viện đa khoa Sa Đéc vào sáng 24/6).

{keywords}

Tại TP Cao Lãnh, ngành chức năng tìm người đến xe xôi (đường Tôn Đức Thắng, gần nhà máy nước đá Trung An, từ 6h50 -7h, ngày 23/6).

Quán phở Nam Việt, đường Phạm Ngũ Lão, từ 7-8h ngày 24/6. Bưu điện tỉnh Đồng Tháp (nhân viên bưu điện quầy số 2 từ trái qua, từ 10h50 -11h05, ngày 24/6.

Tìm người mua vé số ở góc đường Đặng Văn Bình - Lý Thường Kiệt (chị bán vé số có tật chân), từ 11h-11h15 ngày 24/6; Ngân hàng Quân đội (đường Nguyễn Huệ, phường 2, từ 13h30 đến 13h40, ngày 24/6) và Cà phê Nắng Hồng (góc ngã 3 Lý Thường Kiệt - Tôn Đức Thắng, từ 15h10 đến 15h45, ngày 24/6).

Sở Y tế Đồng Tháp yêu cầu, những người có mặt tại các địa điểm liên quan cần thực hiện khai báo y tế, hạn chế di chuyển ra khỏi nhà, tuân thủ thực hiện 5K và liên hệ Trung tâm Y tế gần nhất để được hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19.

{keywords}
Bệnh viện Sa Đéc, nơi phát hiện ca nhiễm đầu tiên tại Đồng Tháp

Trước đó, Viện Y tế công cộng TP.HCM thông tin kết quả xét nghiệm RT-PCR của hơn 1.200 công nhân Xí nghiệp May 6 có 11 ca dương tính với SARS-CoV-2. Những công nhân này cư trú ở Sa Đéc 8 người, huyện Châu Thành 1; Lai Vung 1 ca, tỉnh Vĩnh Long 1 ca (xã Đồng Phú, huyện Long Hồ).

Viện Y tế công cộng đang tiếp tục thực hiện xét nghiệm khẳng định các mẫu bệnh phẩm của công nhân Xí nghiệp May 6.

Tối 29/6, Bộ Y tế công bố tỉnh Đồng Tháp có 21 ca bệnh, từ mã số 16345 đến mã số 16368. Đây là các ca bệnh tỉnh đã thông tin nghi nhiễm trước đó và đã được thu dung, cách ly điều trị.

Từ hôm nay (30/6), Đồng Tháp Sở Giao thông vận tải Đồng Tháp thông báo tạm ngừng hoạt động 3 tuyến xe buýt nội tỉnh do Công ty Cổ phần Xe khách Phương Trang – FUTA Bus Lines đảm nhận khai thác để phòng dịch Covid-19. Gồm tuyến xe buýt TP Cao Lãnh – TP Hồng Ngự; tuyến TP Cao Lãnh – Trường Xuân (huyện Tháp Mười) và tuyến Lấp Vò – Phà Ô Môn Phong Hòa (huyện Lai Vung).

Thời gian thực hiện kể từ ngày 30/6/2021 cho đến khi có thông báo mới. 

Hoài Thanh 

Đồng Tháp cấp bách xử lý ổ dịch tại xí nghiệp may nghìn công nhân

Đồng Tháp cấp bách xử lý ổ dịch tại xí nghiệp may nghìn công nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu vừa có công văn yêu cầu thực hiện cấp bách các biện pháp xử lý ổ dịch Covid-19 tại Xí nghiệp May 6 (ở TP Sa Đéc).  



Theo Báo VietNamNet

Bố nam quân nhân tử vong nói gia đình vẫn chờ kết quả khám nghiệm

Đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng tuyên huấn Quân khu 1 cho biết, có việc quân nhân Trần Đức Đô tử vong tại trường Quân sự Quân khu, nhưng khẳng định không bị đánh. Còn bố đẻ của quân nhân nói, gia đình vẫn đợi kết quả khám nghiệm.

Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Đức Hội, bố đẻ của quân nhân Trần Đức Đô (ở Từ Sơn, Bắc Ninh) cho biết, gia đình vẫn đang chờ đợi kết quả khám nghiệm tử thi.

Gia đình đang chờ thông tin chính thức từ đơn vị nơi con nhập ngũ để biết chính xác về nguyên nhân con trai tử vong.

Theo ông Hội, gia đình vô cùng đau xót trước sự ra đi đột ngột của con, nên quan điểm của gia đình là muốn biết sự thật.

Ông Trần Đức Hội chia sẻ, đầu năm 2021 con trai ông viết đơn xin nhập ngũ.

Sau 3 tháng huấn luyện tại Bắc Giang, Đô được chuyển đến Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường Đại học quân sự Quân khu 1 (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) để tiếp tục huấn luyện.

{keywords}
Tang lễ quân nhân Trần Đức Đô tại nhà

Khoảng 17h ngày 28/6, ông nhận được điện thoại báo con trai đang được cấp cứu tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên.

Gia đình tức tốc đến viện, đi được nửa đường, ông lại nhận được điện thoại hỏi con trai có mâu thuẫn gì không mà thắt cổ tự tử?. Lúc này gia đình ông rất hoang mang.

Sau đó, gia đình ông Hội được bệnh viện thông báo là Trần Đức Đô chết ngoài viện nên bệnh viện không cấp cứu, xác nhận.

Theo ông Hội, khi nhìn các vết thương ông nghi ngờ con trai ông bị đánh đập, vì vậy, gia đình cũng đã đồng ý khám nghiệm tử thi để tìm ra sự thật.

Việc khám nghiệm tử thi đã được thực hiện, theo ông, gia đình đang chờ kết quả và thông tin chính thức về việc con tử vong.

Cũng theo ông Hội, phía đơn vị nơi con nhập ngũ cũng đã cử người về giúp gia đình lo hậu sự.

Sáng 30/7, trao đổi với VietNamNet, Đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng tuyên huấn Quân khu 1 cho biết, có sự việc quân nhân Trần Đức Đô tử vong tại trường Quân sự Quân khu.

Tuy nhiên, ông Thìn khẳng định, không có trường hợp bị đánh. Theo ông, anh em đơn vị đang huấn luyện trên thao trường, đầu giờ triển khai huấn luyện thì quân nhân Đô xin ra ngoài đi vệ sinh.

Đại tá Nguyễn Xuân Thìn cũng cho biết, sau khi anh em tập trung huấn luyện 20 phút vẫn không thấy Đô trở lại, lúc đó đồng chí Chính trị viên đi ở tìm khu nhà vệ sinh thì phát hiện Đô treo cổ trên 1 cây sau nhà vệ sinh.

Bước đầu khẳng định không có trường hợp bị đánh vì trước toàn thể đơn vị đang huấn luyện như thế chứ không phải buổi tối hay trong điều kiện vắng vẻ.

Đại tá Nguyễn Xuân Thìn cũng cho biết, cơ quan pháp y sẽ có kết luận cuối cùng.

Theo ông, với không gian mạng, những ai tung tin lên sẽ chịu trách nhiệm theo Luật An ninh mạng. Cơ quan chức năng sẽ làm đúng theo Luật An ninh mạng.

Ông cũng cho biết, qua nắm bắt, rất nhiều thế lực lập trang giả trên không gian mạng để quy chụp vụ việc, họ sẽ phải chịu trách nhiệm.

Chúng tôi cũng đang chờ kết quả của cơ quan pháp luật để biết nguyên nhân vụ việc.

Khi có kết luận nguyên nhân gì dẫn đến việc đó thì cơ quan pháp luật có sẽ xử lý theo quy định, không bao che.

Điều tra việc nam quân nhân tử vong tại đơn vị với nhiều vết bầm tím

Điều tra việc nam quân nhân tử vong tại đơn vị với nhiều vết bầm tím

Cơ quan pháp y của Công an và Viện Hình sự - Bộ Quốc phòng đang vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc nam quân nhân chết tại đơn vị đóng quân.

Nhị Tiến 



Theo Báo VietNamNet

Bí thư Hậu Giang làm Phó Chủ tịch - Tổng thư ký MTTQ Việt Nam

Ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang được hiệp thương cử giữ chức Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2019 - 2024. 

Hội nghị lần thứ 10 Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX sáng 30/6 nghe lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về nhân sự được giới thiệu để hiệp thương cử Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Theo Quyết định 104 của Bộ Chính trị, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, ông thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Bộ Chính trị điều động, phân công, chỉ định ông Lê Tiến Châu giữ chức Phó Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam và giới thiệu hiệp thương giữ chức Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2019 - 2024.

{keywords}
100% đại biểu thống nhất hiệp thương cử ông Lê Tiến Châu làm Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Sau đó, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng đã đọc tờ trình về nội dung này.

Ông Dũng cho biết, theo số lượng, cơ cấu thành phần Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX có 6 vị gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký và các Phó Chủ tịch. Hiện nay Ban Thường trực có 5 vị, thiếu 1 Phó Chủ tịch - Tổng thư ký.

Căn cứ vào quyết định của Bộ Chính trị và thực hiện điều lệ MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực trình Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho ý kiến về việc hiệp thương cử ông Lê Tiến Châu giữ chức Phó Chủ tịch - Tổng thư ký.

Sau khi thảo luận, các đại biểu đã biểu quyết bằng hình thức giơ tay đồng ý hiệp thương cử ông Lê Tiến Châu giữ chức Phó Chủ tịch - Tổng thư ký MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2019 - 2024.

Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 5 khóa IX diễn ra ngay sau đó đã nghe Đoàn Chủ tịch trình tờ trình và biểu quyết hiệp thương cử nhân sự tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch và giữ chức Phó Chủ tịch – Tổng thư ký.

Kết quả 100% đại biểu dự hội nghị thống nhất hiệp thương cử ông Lê Tiến Châu làm Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2019 – 2024.

{keywords}
Lãnh đạo MTTQ Việt Nam tặng hoa chúc mừng ông Lê Tiến Châu

Kết quả biểu quyết đã được hội nghị thông qua nghị quyết sau đó.

{keywords}

Tân Phó Chủ tịch - Tổng thư ký MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu

Ông Lê Tiến Châu sinh ngày 5/10/1969; quê  xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh; trình độ chuyên môn Tiến sĩ Luật học.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; vừa trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Quá trình công tác của ông Lê Tiến Châu:
- 9/1994 - 12/2009: Giảng viên, Bí thư Đoàn, Đảng ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng phòng Phòng Tổ chức-Hành chính, Trường Đại học Luật TP.HCM.
- 1/2010 - 4/2013: Chuyên viên rồi Chuyên viên chính, Bí thư Chi bộ, Phó Vụ trưởng-Phó trưởng Cơ quan đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quyền Vụ trưởng, Vụ trưởng-Trưởng Cơ quan đại diện của Bộ Tư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Vị Thanh
- 5/2013 - 8/2014: Chuyên viên cao cấp, Bí thư Chi bộ, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam kiêm Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Vị Thanh
- 9/2014 - 2/2015: Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp kiêm Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Vị Thanh
- 2/2015 - 1/2016: Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp
- 1/2016 - 6/2016: Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội
- 6/2016 - 3/2018: Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội
- 3/2018 - 5/2018: Phó Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
- 5/2018 - 8/2020: Phó Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2016-2021
- 8/2020- 11/2020: Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2016-2021
- 11/2020 - 1/2021: Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
- 2/2021 - nay: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2016; Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
- 6/2021: Hội đồng bầu cử Quốc gia công bố trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Thu Hằng

Ông Đỗ Văn Chiến làm Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam

Ông Đỗ Văn Chiến làm Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã thống nhất hiệp thương cử ông Đỗ Văn Chiến giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2019-2024.



Theo Báo VietNamNet

Người dân ở TP.HCM vẫn tập thể dục, câu cá ở nơi đã rào chắn

Công viên dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được căng dây phong tỏa, có biển thông tin 'dừng hoạt động' nhưng nhiều người dân vẫn vượt rào chắn dắt thú cưng dạo mát, tụ tập câu cá.

Từ 0h ngày 20/6 đến nay, TP.HCM thực hiện chỉ thị 10 của UBND TP về việc siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Tuy nhiên, PV VietNamNet ghi nhận nhiều nơi người dân vẫn phớt lờ lệnh cấm về việc tuân thủ các biện pháp phòng dịch.

Công viên dọc kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè qua địa bàn các quận Phú Nhuận, Tân Bình, quận 3, quận 1, quận Bình Thạnh, mặc dù lực lượng chức năng đã căng dây phong tỏa, đặt biển tuyên truyền "dừng hoạt động" nhưng người dân vẫn vượt rào vào tập thể dục, dắt thú cưng dạo mát.

Thậm chí, nhiều trường hợp còn ngang nhiên tụ tập dọc bờ kênh để câu cá. Bình thường không có dịch bệnh, hoạt động này đã vi phạm quy định.

Nhiều năm qua, TP cũng đã ra nhiều văn bản chỉ đạo cấm đánh bắt, câu cá trên kênh rạch. Đồng thời, các địa phương cũng gắn rất nhiều biển cấm câu cá dọc bờ kênh, song không ai chú ý đến điều này.

Ngoài việc tạm dừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu, TP cũng thực hiện hàng loạt giải pháp mạnh giúp kéo giảm tình hình dịch. Trong đó, TP đề nghị người dân tuân thủ đúng các quy định theo chỉ thị, chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. 

TP cũng tạm dừng hoạt động đối với các khu trò chơi thiếu nhi, khu thể dục thể thao, sân sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động thể chất, sinh hoạt hội, nhóm thường xuyên hay định kỳ trong công viên, mảng xanh ở TP.HCM.

{keywords}
Lực lượng chức năng căng dây phong tỏa khu công viên dọc kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè để siết chặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19

Trước đó, theo Chỉ thị của thành phố, ngoài việc tạm dừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu, TP cũng thực hiện hàng loạt giải pháp mạnh giúp kéo giảm tình hình dịch. Trong đó, TP đề nghị người dân tuân thủ đúng các quy định theo Chỉ thị, chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. 

TP cũng tạm dừng hoạt động đối với các khu trò chơi thiếu nhi, khu thể dục thể thao, sân sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động thể chất, sinh hoạt hội, nhóm thường xuyên hay định kỳ trong công viên, mảng xanh ở TP.HCM.

Một số hình ảnh PV ghi nhận:

{keywords}
Chính quyền bảng tuyên truyền dừng hoạt động công viên công cộng, các khu tập luyện thể thao công cộng nhưng nhiều người vẫn 'vượt rào' vào tập thể dục
{keywords}
{keywords}
Người dân vẫn tụ tập dọc bờ kênh trong thời điểm TP đang căng mình chống dịch Covid-19, liên tục những ngày qua luôn có ba con số ca bệnh được Bộ Y tế công bố 
{keywords}
Chỉ thị 10 của UBND TP.HCM đề nghị người dân hạn chế ra đường và tuân thủ các quy định về phòng dịch nhưng người dân vẫn chưa tự giác chấp hành. Trong ảnh, một người đàn ông đang tập thể dục và chỉ đeo hờ khẩu trang như đối phó
{keywords}
Một cô gái đạp lên dây căng phong tỏa công viên để dẫn thú cưng tản bộ dọc kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè
{keywords}
Khu vực hoạt động thể chất, lực lượng chức năng đã chăng dây phong tỏa. Nhiều người vẫn di chuyển vào để tập thể dục
{keywords}
Ghế ngồi công cộng dọc bờ kênh, lực lượng chức năng quấn dây để cấm nhưng một phụ nữ vẫn ngồi đè lên
{keywords}
Nhiều thanh niên 'tụ hội' câu cá dọc bờ kênh TP.HCM bất chấp lệnh cấm
{keywords}
Nhiều năm qua, TP ra nhiều văn bản chỉ đạo cấm và các địa phương cũng gắn rất nhiều biển cấm câu cá, bắt cá dọc kênh rạch, song không ai chú ý đến điều này
{keywords}
Sáng nay, Bộ Y tế đã công bố tại TP.HCM có thêm 62 ca Covid-19 
{keywords}
Tính từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM ghi nhận 3.651 ca Covid-19, hiện đang đứng thứ 2 nước về số ca nhiễm
Bất chấp giãn cách ở TP.HCM, 16 shipper và xe ôm công nghệ vẫn 'tụ hội'

Bất chấp giãn cách ở TP.HCM, 16 shipper và xe ôm công nghệ vẫn 'tụ hội'

16 người là shipper, tài xế xe công nghệ tụ tập nơi công cộng đã bị mời về phường làm việc do vi phạm về quy định giãn cách theo Chỉ thị 10 của UBND TP.HCM.

Thảo Nguyên



Theo Báo VietNamNet