Cuộc đấu giá mỏ cát ở An Giang diễn ra rất quyết liệt, từ khởi điểm 7,2 tỷ đồng nhưng giá trúng thầu lên hơn 2.800 tỷ đồng.
Ngày 12/4, bà Đặng Nguyễn Hồng Châu, Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh An Giang (Sở Tư pháp An Giang) đã trả lời báo chí xung quanh vụ mỏ cát được đấu giá hơn 2.800 tỷ đang gây xôn xao.
Bà Châu cho biết, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản được UBND tỉnh chọn tổ chức đấu giá 2 mỏ cát trên sông Tiền và sông Hậu.
Trong đó, mỏ cát trên sông Tiền có khối lượng 3 triệu m3 cát, giá khởi điểm 7,2 tỷ đồng. Mỏ cát trên sông Hậu, trữ lượng 1,5 triệu m3, giá khởi điểm 4,4 tỷ đồng.
Mỏ cát ở An Giang được đấu giá hơn 2.800 tỷ |
Sau khi thông báo đấu giá công khai đã có nhiều hồ sơ tham gia. Sau khi tiến hành họp xét, mỏ cát trên sông Tiền đã chọn được 19 DN, mỏ cát trên sông Hậu 16 DN được chọn tham gia.
“Buổi đấu giá mỏ cát trên sông Tiền diễn ra nhiều vòng và quyết liệt, có lúc cao điểm các DN ra giá cao", bà Châu cho biết.
Theo đó, trong 4 giờ diễn ra buổi đấu giá diễn ra hết sức quyết liệt, ở 3 vòng đầu 19 DN đều theo với mức trả giá chênh nhau từ 5% lên 150%.
Đến vòng thứ 11 chỉ còn 4 DN tham gia đấu giá; đến vòng 32 đã tăng giá lên 1.120%.
Đỉnh điểm từ vòng 33 đến vòng 45 chỉ còn 2 DN có trụ sở tại TP.HCM là Công ty TNHH TM và Dịch vụ T.S Home và Công ty TNHH Khai thác Vật liệu Trầm Tích tham gia đấu giá.
Đặc biệt là từ vòng 41-45, Công ty TNHH TM và Dịch vụ T.S Home ra giá lần lượt là 1.700%, 1.800%, 1.850%, 1.900% và 1.951% (tương đương số tiền 2.811 tỷ đồng) trở thành đơn vị trúng giá. Công ty TNHH Khai thác Vật liệu Trầm Tích dừng lại với mức giá 1.905%.
Các ghe cát neo đậu trên sông Tiền ở địa phận tỉnh An Giang |
Bà Châu khẳng định: "Cuộc đấu giá hai mỏ cát trên sông Tiền và sông Hậu diễn ra đảm bảo tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, khách quan và đúng theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho người có tài sản đấu và người tham gia đấu giá.
Cuộc đấu giá đã mang lại nguồn thu cao nhất cho ngân sách Nhà nước khi 2 DN trúng quyền khai thác 2 mỏ cát nộp trên 3.000 tỷ đồng cho địa phương".
Bà Châu khẳng định: "Theo Luật đấu giá, trong trường hợp DN trúng đấu giá không nộp tiền thì đơn vị sẽ mất tiền cọc. Sau khi biên bản của đấu giá đã lập, doanh nghiệp trúng giá "bỏ chạy" sẽ tổ chức đấu giá lại.
Hoàn toàn không có chuyện DN trúng đấu giá tại cuộc đấu giá "bỏ chạy" thì trao quyền khai thác cát cho DN đứng thứ 2.
Bí thư Châu Đốc nói về việc ông Đoàn Ngọc Hải đòi lại tiền ủng hộ cho hộ nghèo
Ngày 11/4, ông Lâm Quang Thi, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Châu Đốc (An Giang) cho biết, đã nắm được việc ông Đoàn Ngọc Hải viết trên Facebook “đòi lại” 106 triệu ủng hộ cất nhà cho hộ nghèo.
Thiện Chí
Theo Báo VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét