Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Hải Dương trước giờ bỏ giãn cách xã hội sau 66 ngày là tâm dịch

Ít tiếng nữa, toàn tỉnh Hải Dương dừng thực hiện Chỉ thị 19, chuyển sang trạng thái hoạt động bình thường mới.

Từ 0h ngày 1/4, toàn tỉnh Hải Dương dừng giãn cách xã hội sau 66 ngày là tâm dịch Covid-19.

Đến thời điểm này, tỉnh đã ngăn chặn, kiểm soát dịch Covid-19. 21 ngày qua, toàn tỉnh không có ca mắc mới trong cộng đồng. Hiện chỉ còn 71 người đang cách ly tập trung.

Hơn 18.000 người trên toàn tỉnh đã được tiêm vắc xin Covid-19.

{keywords}
Đường phố Hải Dương chiều nay (31/3)
{keywords}
Ngày cuối cùng giãn cách, người dân đi chợ vẫn kê khai y tế

{keywords}

Cửa hàng ăn uống chỉ bán đồ mang về

Khoảng 95% doanh nghiệp trên địa bàn đã hoạt động trở lại. Từ ngày mai, Hải Dương tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa chủ động phòng, chống dịch bệnh, vừa tích cực khắc phục khó khăn.

Với tinh thần "4 tại chỗ" và "5 rõ", chủ động ứng phó với bất cứ tình huống dịch bệnh phát sinh, Hải Dương tập trung để khôi phục kinh tế.

{keywords}
Chính quyền vẫn kiểm soát chặt các khu cách ly 

Tỉnh tiếp tục tạm dừng hoạt động các dịch vụ không thiết yếu như: Quán bar, vũ trường, karaoke, massage, rạp chiếu phim, quán game internet cho đến hết ngày 15/4.

{keywords}
Người dân kết thúc cách ly, trở về nhà

Các nhà hàng, quán ăn được phép phục vụ tại chỗ nhưng phải đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch và ký cam kết với chính quyền địa phương mới được phép hoạt động trở lại.

{keywords}
Nông dân trồng vải mong chờ hết ngày giãn cách để quảng bá sản phẩm nông nghiệp

Ghi nhận của PV VietNamNet tại Hải Dương, chiều hôm nay các cửa hàng dịch vụ ăn uống đã huy động nhân viên đến để lau chùi, sát khuẩn đồ dùng và bàn ghế để chuẩn bị cho buổi bán hàng sáng mai, sau hơn 2 tháng tạm dừng hoạt động.

Một số hình ảnh PV VietNamNet ghi nhận tại Hải Dương chiều nay:

{keywords}
Thau rửa quán ăn để ngày mai bán hàng
{keywords}
Chủ cơ sở này lau chùi từng chiếc bàn, ghế chờ giờ mở cửa
{keywords}
Tấm nilon này đã phủ kín đồ đạc của quán cà phê trên đường Hồng Quang, TP Hải Dương hơn 2 tháng nay
{keywords}
Chờ từng giờ để được kinh doanh trở lại
{keywords}
{keywords}
Hải Dương trước giờ dừng giãn cách xã hội, mọi thứ đang dần trở lại bình thường
{keywords}
Người lao động trở lại làm việc từ hôm nay
{keywords}
Rửa lại chén bát, chờ sáng mai phục vụ khách 
{keywords}
{keywords}
Quán phở ở TP Hải Dương
{keywords}
Đẩy cách cửa chắn sau nhiều ngày khoá chặt
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Tấm biển thông báo sắp được gỡ
Hải Dương về trạng thái bình thường mới từ ngày 1/4

Hải Dương về trạng thái bình thường mới từ ngày 1/4

Từ 0h ngày 1/4, tỉnh Hải Dương sẽ chuyển sang trạng thái bình thường mới, kết thúc việc thực hiện Chỉ thị 19.


Nguyễn Thu Hằng



Theo Báo VietNamNet

Lần chủ trì phiên họp Chính phủ cuối cùng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2021 cũng là phiên họp cuối cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.

Chiều 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 3/2021.  

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần phải tiếp tục công việc cho đến khi Quốc hội khóa XV bầu Chính phủ mới.

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp  Chính phủ thường kỳ tháng 3

“Tới đây, có thay đổi nhiều thành viên Chính phủ nên hôm nay chúng ta phải thảo luận và cho ý kiến nhiều vấn đề. Các thành viên Chính phủ, bộ, ngành và địa phương cần thảo luận các vấn đề rốt ráo hơn, chặt chẽ hơn để xử lý những tồn tại, bất cập, không để tồn tại kéo dài sang nhiệm kỳ mới", Thủ tướng yêu cầu.

Theo đó, Chính phủ sẽ tập trung thảo luận về những vấn đề cấp bách, nổi cộm, thực hiện tốt tinh thần “làm việc đến giờ phút cuối cùng”, không có tư tưởng cầm chừng, ỷ lại, chờ đợi trong lúc giao thời, kiện toàn bộ máy, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ với trách nhiệm cao trước Đảng, trước dân.

Thủ tướng cũng cho biết, một trong những nội dung của phiên họp là thảo luận tình hình phát triển kinh tế xã hội quý I-2021. Người đứng đầu Chính phủ thông tin tình hình quý I-2021 có nhiều tín hiệu tích cực, nhiều chỉ số kinh tế phát triển tốt hơn cùng kỳ. 

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng

Phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XIV trước khi kiện toàn diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đã đi qua quý đầu tiên của năm 2021 với kết quả rất tích cực.

Theo báo cáo, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế quý I/2021 ước đạt 4,48% (cùng kỳ tăng 3,68%). Hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường làm nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng; thị trường chứng khoán tăng trưởng khá với tổng mức huy động vốn tăng 42% so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư phát triển tăng khá, đạt 6,3%, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng (vốn đầu tư công tăng 13%, đạt 15% kế hoạch; vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng 5,7%; vốn FDI thực hiện tăng 6,5%). Tổng vốn FDI cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần đạt trên 10 tỷ USD, tăng 18,5%. Đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài tăng 6 lần. Doanh nghiệp thành lập mới tăng 27,5% vốn đăng ký. Thu, chi NSNN đạt kết quả tích cực (thu ngân sách bằng 23,8% dự toán).

Hoạt động xuất nhập khẩu ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, tận dụng hiệu quả các Hiệp định FTA đã được ký kết. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 152,7 tỷ USD, tăng 24,1% (cùng kỳ tăng 5,9%). Xuất siêu trên 2 tỷ USD.

Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức thấp; CPI tháng 3/2021 giảm 0,27% so với tháng trước, tăng 1,31% so với tháng 12/2020. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3 tăng 1,16%, thấp nhất kể từ năm 2016.

Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng có xu hướng phục hồi. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2021, tăng 5,1% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, nền kinh tế còn đối diện không ít khó khăn, nhất là diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Do đó, việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% năm 2021 là thách thức lớn, đòi hỏi cần có sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

Theo chương trình, tại phiên họp này, Chính phủ còn xem xét, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội 3 tháng đầu năm 2021; báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; báo cáo về chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu…

Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ sẽ xem xét một số báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ và tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh quý I năm 2021; công tác cải cách hành chính quý I năm 2021; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng quý I năm 2021; tình hình thực hiện nhiệm vụ và kết quả hoạt động của Tổ công tác tháng 3/2021…

Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ xem xét, thảo luận về dự án ngăn triều chống ngập xét đến yếu tố biến đổi khí hậu tại TP.HCM.

Xem xét về chương trình phát triển nhanh, bền vững tại khu vực ĐBSCL theo Nghị quyết 120 của Chính phủ...

Ông Vương Đình Huệ đắc cử Chủ tịch Quốc hội

Ông Vương Đình Huệ đắc cử Chủ tịch Quốc hội

Sáng nay (31/3), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet

CSGT Hà Nội phát hiện một Thương binh có nồng độ cồn vượt khung

Qua công tác tuần tra kiểm soát xử lý chuyên đề, CSGT Hà Nội lập biên bản xử lý một người lái xe ba bánh tự chế vi phạm nồng độ cồn.

Ngày 31/3, tổ tuần tra kiểm soát giao thông, Đội CSGT đường bộ số 1 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phát hiện, lập biên bản một lái xe ba bánh vi phạm nồng độ cồn, vượt mức kịch khung.

{keywords}
Người lái xe ba gác được CSGT yêu cầu dừng lại để kiểm tra nồng đồ cồn

Vi phạm được phát hiện vào lúc 14h5  trên đường Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm.

Vào thời điểm trên, tổ công tác CSGT tiến hành dừng xe ba bánh tự chế do ông Nguyễn Gia N. (SN 1965, ở phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP Hà Nội) điều khiển.

Kết quả kiểm tra người điều khiển xe ba bánh vi phạm 0,507 miligam/1 lít khí thở. 

{keywords}
CSGT đo nồng độ cồn và kết quả vi phạm hiển thị vượt mức kịch khung

Tại chốt kiểm tra nồng độ cồn, ông Nguyễn Gia N. xuất trình thêm thẻ thương binh hạng 4/4. Ông N. cho biết, đã uống rượu bia trong đám cưới. 

Một cán bộ CSGT thuộc tổ công tác cho biết: “Trường hợp ông Nguyễn Gia N. vi phạm nồng độ cồn 0,507 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền 7 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng và còn bị tạm giữ xe ba bánh tự chế 7 ngày".

Tài xế xe "tập lái" vi phạm nồng độ cồn, không chịu ký biên bản

Tài xế xe "tập lái" vi phạm nồng độ cồn, không chịu ký biên bản

Một tài xế xe gắn biển "tập lái" của trường Cao đẳng Giao thông tại Quảng Ninh vi phạm nồng độ cồn nhưng nhất quyết không ký biên bản vi phạm.

Quyết Nguyễn



Theo Báo VietNamNet

Ông Đoàn Văn Việt làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Ông Đoàn Văn Việt, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh Lâm Đồng giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định 506 về việc điều động, bổ nhiệm ông Đoàn Văn Việt giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL).

Quyết định nêu rõ, bổ nhiệm ông Đoàn Văn Việt, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2016 - 2021, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh Lâm Đồng giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL). Quyết định có hiệu lực ngay ngày ký (31/3/2021). 

{keywords}
Tân Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Đoàn Văn Việt

Ông Đoàn Văn Việt sinh ngày 10/2/1963; quê ở xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; trình độ thạc sỹ Luật.

Trước khi được bầu bổ sung giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vào ngày 18/11/2014, ông từng giữ các chức vụ: Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Lâm Đồng, Bí thư Huyện ủy Lâm Hà, Chủ tịch UBND TP Đà Lạt và Bí thư Thành ủy Đà Lạt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Ngày 22/5/2016, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV .

Ngày 2/7/2016, ông tái đắc cử chức Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2016-2021.

Như vậy, Bộ VH-TT-DL có 5 thứ trưởng gồm các ông: Nguyễn Văn Hùng, Tạ Quang Đông, Hoàng Đạo Cương, Đoàn Văn Việt và bà Trịnh Thị Thủy.

Thu Hằng

Giới thiệu 2 tiến sĩ, 1 thạc sĩ để bầu Phó Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu 2 tiến sĩ, 1 thạc sĩ để bầu Phó Chủ tịch Quốc hội

Nhân sự được đề cử bầu Phó Chủ tịch Quốc hội gồm các ông: Trần Thanh Mẫn - Tiến sĩ Kinh tế; Nguyễn Đức Hải - thạc sĩ Kinh tế; Nguyễn Khắc Định - tiến sĩ Luật học.



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng chủ trì phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa 14

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phiên họp thường kỳ tháng 3/2021 cũng là phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XIV.

Chiều 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 3/2021.  

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đây là phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XIV, tuy nhiên Thủ tướng cho rằng cần phải tiếp tục các công việc cho đến khi Quốc hội khóa XV bầu Chính phủ mới.

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XIV

“Tới đây, có thay đổi nhiều thành viên Chính phủ nên hôm nay chúng ta phải thảo luận và cho ý kiến nhiều vấn đề. Các thành viên Chính phủ, bộ, ngành và địa phương cần thảo luận các vấn đề rốt ráo hơn, chặt chẽ hơn để xử lý những tồn tại, bất cập, không để tồn tại kéo dài sang nhiệm kỳ mới", Thủ tướng yêu cầu.

Theo đó, Chính phủ sẽ tập trung thảo luận về những vấn đề cấp bách, nổi cộm, thực hiện tốt tinh thần “làm việc đến giờ phút cuối cùng”, không có tư tưởng cầm chừng, ỷ lại, chờ đợi trong lúc giao thời, kiện toàn bộ máy, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ với trách nhiệm cao trước Đảng, trước dân.

Thủ tướng cũng cho biết, một trong những nội dung của phiên họp là thảo luận tình hình phát triển kinh tế xã hội quý I-2021. Người đứng đầu Chính phủ thông tin tình hình quý I-2021 có nhiều tín hiệu tích cực, nhiều chỉ số kinh tế phát triển tốt hơn cùng kỳ. 

 Kinh tế tiếp tục tăng trưởng

Phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XIV trước khi kiện toàn diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đã đi qua quý đầu tiên của năm 2021 với kết quả rất tích cực.

Theo báo cáo, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế quý I/2021 ước đạt 4,48% (cùng kỳ tăng 3,68%). Hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường làm nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng; thị trường chứng khoán tăng trưởng khá với tổng mức huy động vốn tăng 42% so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư phát triển tăng khá, đạt 6,3%, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng (vốn đầu tư công tăng 13%, đạt 15% kế hoạch; vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng 5,7%; vốn FDI thực hiện tăng 6,5%). Tổng vốn FDI cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần đạt trên 10 tỷ USD, tăng 18,5%. Đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài tăng 6 lần. Doanh nghiệp thành lập mới tăng 27,5% vốn đăng ký. Thu, chi NSNN đạt kết quả tích cực (thu ngân sách bằng 23,8% dự toán).

Hoạt động xuất nhập khẩu ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, tận dụng hiệu quả các Hiệp định FTA đã được ký kết. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 152,7 tỷ USD, tăng 24,1% (cùng kỳ tăng 5,9%). Xuất siêu trên 2 tỷ USD.

Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức thấp; CPI tháng 3/2021 giảm 0,27% so với tháng trước, tăng 1,31% so với tháng 12/2020. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3 tăng 1,16%, thấp nhất kể từ năm 2016.

Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng có xu hướng phục hồi. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2021, tăng 5,1% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, nền kinh tế còn đối diện không ít khó khăn, nhất là diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Do đó, việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% năm 2021 là thách thức lớn, đòi hỏi cần có sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

Theo chương trình, tại phiên họp này, Chính phủ còn xem xét, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội 3 tháng đầu năm 2021; báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; báo cáo về chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu…

Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ sẽ xem xét một số báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ và tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh quý I năm 2021; công tác cải cách hành chính quý I năm 2021; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng quý I năm 2021; tình hình thực hiện nhiệm vụ và kết quả hoạt động của Tổ công tác tháng 3/2021…

Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ xem xét, thảo luận về dự án ngăn triều chống ngập xét đến yếu tố biến đổi khí hậu tại TP.HCM.

Xem xét về chương trình phát triển nhanh, bền vững tại khu vực ĐBSCL theo Nghị quyết 120 của Chính phủ...

Ông Vương Đình Huệ đắc cử Chủ tịch Quốc hội

Ông Vương Đình Huệ đắc cử Chủ tịch Quốc hội

Sáng nay (31/3), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet

Mất nước 4 ngày liền, nghìn hộ dân ở Sài Gòn 'đảo lộn' giữa mùa nóng

Đã 4 ngày nay, hàng nghìn hộ dân ở phường An Phú Đông, quận 12 (TP.HCM) phải sống trong cảnh không có nước sinh hoạt gây xáo trộn cuộc sống.

Trưa 31/3, PV VietNamNet có mặt tại chung cư An Phú Đông (phường An Phú Đông, quận 12) cũng là lúc một chiếc xe bồn cấp nước sạch của công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) rời đi.

{keywords}
Người dân chung cư An Phú Đông phải 'chạy đôn, chạy đáo' để lấy nước sinh hoạt

Hàng chục người dân tay cầm thùng xốp, thau, chậu tiến lại khu vực bể chứa của chung cư để lấy nước.

Một bảo vệ chung cư cho biết, mỗi ngày có khoảng 5-8 xe vào đây tiếp nước cho khu dân cư nhưng không đủ.

“Chung cư cả nghìn dân, mỗi ngày được 25-30 khối nước thì chỉ đủ để nấu cơm, vệ sinh cho con nhỏ. Tình trạng này đã diễn ra hơn 4 ngày liên tiếp”- bảo vệ này thông tin.

{keywords}
Xe bồn chở nước sạch đến tiếp nước cho cư dân chung cư An Phú Đông

Theo phản ánh của người dân chung cư An Phú Đông, nguồn nước sinh hoạt bị mất đã khiến sinh hoạt của họ bị đảo lộn. Việc cung ứng bằng xe bồn không đủ dùng nên người dân phải ra ngoài xin nước, có người mua cả bình nước lọc về sinh hoạt.

Thậm chí, có nhiều người phải đóng cửa căn hộ để sang nhà bà con tá túc hoặc thuê khách sạn để ở.

{keywords}
{keywords}
Người dân chung cư An Phú Đông phải mua bình nước lọc về để nấu ăn do nguồn nước sinh hoạt từ xe bồn cấp không đủ


Không chỉ ở chung cư An Phú Đông, hàng loạt hộ dân trên địa bàn phường An Phú Đông cũng bị ảnh hưởng khi nguồn nước sinh hoạt không có.

"Gia đình tôi kinh doanh hàng ăn và mỗi ngày phải dùng rất nhiều nước. Đến hôm nay gia đình đã đóng cửa quán 4 ngày"- chị Thu Hồng (kinh doanh trên đường Vườn Lài) ngao ngán. 

{keywords}
Một bồn trữ nước trên đường An Phú Đông 3 để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân
{keywords}

{keywords}
Do nhu cầu lớn khiến các thùng chứa cấp nước quá tải, hết rất nhanh
{keywords}
Một hộ dân sống trên đường Vườn Lài phải mua bình nước lọc về để phục vụ sinh hoạt

Trước phản ánh của người dân, đại diện Công ty CP cấp nước Trung An cho biết, ngày 27/3 vừa qua, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã tiến hành thi công khắc phục sự cố xì bể bê tông D1500 Bình Thái- Bình Lợi trong thời gian từ 20h ngày 27/3 đến 10h ngày 28/3.

Thời gian này, Nhà máy nước Thủ Đức 3 tạm ngưng bơm nước ra mạng lưới cấp nước dẫn đến nhiều khu vực bị cúp nước và nước yếu.

Sau khi Nhà máy nước Thủ Đức 3 vận hành bơm nước trở lại, áp lực nước và chất lượng nước trên địa bàn quận Gò Vấp, quận 12 dần ổn định. Tuy nhiên, khu vực phường An Phú Đông gặp sự cố mạng lưới đường ống dẫn đến áp lực nước cung cấp cho khu vực này rất yếu. Một số nơi cuối nguồn không có nước.

Hiện Xí nghiệp Truyền dẫn nước sạch Sawaco đang phối hợp với Công ty CP cấp nước Trung An khẩn trương khắc phục sự cố. Dự kiến trong ngày 31/3 sẽ khắc phục xong.

Công ty CP cấp nước Trung An cho biết, đây là sự cố phát sinh ngoài ý muốn và mong bà con cảm thông. Trong thời gian chờ khắc phục, ổn định nguồn nước, công ty đã tăng cường bổ sung các bồn chứa nước và thực hiện cung cấp nước bằng xe bồn cho những bồn chứa tại các khu dân cư và chung cư trên địa bàn phường An Phú Đông.

TP Thủ Đức và 3 quận của TP.HCM bị cúp nước hai ngày cuối tuần

TP Thủ Đức và 3 quận của TP.HCM bị cúp nước hai ngày cuối tuần

Để phục vụ công tác sửa chữa rò rỉ tuyến ống D1500mm, khu vực TP Thủ Đức và 3 quận ở TP.HCM sẽ bị cúp nước vào hai ngày cuối tuần.  

Tuấn Kiệt



Theo Báo VietNamNet

Giới thiệu 2 tiến sỹ và 1 thạc sỹ để bầu Phó Chủ tịch Quốc hội

Nhân sự được đề cử bầu Phó Chủ tịch Quốc hội gồm các ông: Trần Thanh Mẫn - Tiến sĩ Kinh tế; Nguyễn Đức Hải - thạc sĩ Kinh tế; Nguyễn Khắc Định - tiến sĩ Luật học.

Chiều ngày 31/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu một số Phó Chủ tịch Quốc hội.

Theo tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 3 nhân sự được đề cử là các ông: Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách; Bí thư Tỉnh uỷ Khánh Hoà Nguyễn Khắc Định. Sau đó, các đại biểu thảo luận ở Đoàn về nội dung này.

{keywords}
Ông Trần Thanh Mẫn, ông Nguyễn Đức Hải, ông Nguyễn Khắc Định

Sáng mai (1/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự để bầu một số Phó Chủ tịch Quốc hội.

Tiếp đó là thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách, bỏ phiếu kín để bầu một số Phó Chủ tịch Quốc hội.

Trước đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết miễn nhiệm Phó Chủ tịch Quốc hội khoá XIV đối với bà Tòng Thị Phóng và các ông Uông Chu Lưu, Phùng Quốc Hiển.

Ông Trần Thanh Mẫn năm nay 59 tuổi (sinh ngày 12/8/1962); quê xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang; Tiến sĩ Kinh tế.

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng khoá X (dự khuyết), XI, XII, XIII); đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV.

Năm 2017, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2014-2019. Đến năm 2018, ông được bầu bổ sung vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII.

Tại Đại hội XIII của Đảng, ông Trần Thanh Mẫn được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ngày 31/1/2021, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ông được bầu vào Bộ Chính trị khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Ông Nguyễn Khắc Định năm nay 57 tuổi (sinh ngày 3/1/1964), quê xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; Tiến sỹ Luật học. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII, XIII, 

Năm 2016, Nguyễn Khắc Định được bầu vào Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV. Đến tháng 10/2019, ông được phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa khóa XVII, nhiệm kỳ 2015-2020.

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII, ông tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Sau đó, ông được bầu vào Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tại Đại hội XIII của Đảng.

Ông Nguyễn Đức Hải 60 tuổi (sinh ngày 29/7/1961), quê xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Tài chính - Tín dụng.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng 3 khoá (XI, XII, XIII), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2 khoá (XIII, XIV), 

Năm 2016, ông được bầu là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội khóa XIII, khoá XIV.

Tại Đại hội XIII của Đảng, ông được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2021-2026.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân chính thức rời ghế Chủ tịch Quốc hội

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân chính thức rời ghế Chủ tịch Quốc hội

Chiều 30/3, Quốc hội chính thức miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Thu Hằng



Theo Báo VietNamNet

Hoàn tất miễn nhiệm ba Phó Chủ tịch Quốc hội

Chiều nay, 31/3, Quốc hội bỏ phiếu kín miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch Quốc hội: bà Tòng Thị Phóng, ông Uông Chu Lưu, ông Phùng Quốc Hiển.

Sau khi ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch Quốc hội đối với 3 nhân sự: bà Tòng Thị Phóng, ông Uông Chu Lưu, ông Phùng Quốc Hiển.

Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử nhân sự để bầu các Phó Chủ tịch Quốc hội vào sáng mai (1/4).

Ngày 30/3, Quốc hội đã hoàn tất việc miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân và bầu tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

{keywords}
Quốc hội đã hoàn tất miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân và 3 Phó Chủ tịch Quốc hội: bà Tòng Thị Phóng, ông Uông Chu Lưu và ông Phùng Quốc Hiển

Tòng Thị Phóng 67 tuổi (1954) dân tộc Thái, quê tỉnh Sơn La. Bà là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương 5 khóa, từ khóa VIII đến khóa XII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII; Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, X; Đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII, XIII, XIV; Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XII, XIII, XIV.

Ông Uông Chu Lưu 66 tuổi (1955), quê Hà Tĩnh, tiến sĩ Luật. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng 4 khóa IX, X, XI, XII; Đại biểu Quốc hội 4 khóa XI, XII, XIII, XIV; Phó Chủ tịch Quốc hội 3 khóa XII, XIII, XIV. Ông từng là Thứ trưởng và Bộ trưởng Tư pháp.

Ông Phùng Quốc Hiển 63 tuổi (1958), quê ở Phú Thọ, tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính, tín dụng. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII; Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, XIV. Ông trưởng thành từ Yên Bái và có thời gian dài làm Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội (8/2007 - 4/2016).

Thu Hằng

25 chức danh lãnh đạo được Quốc hội bầu và phê chuẩn

25 chức danh lãnh đạo được Quốc hội bầu và phê chuẩn

Từ hôm nay 30/3, Quốc hội bắt đầu tiền hành làm công tác nhân sự để kiện toàn 25 chức danh lãnh đạo Nhà nước.



Theo Báo VietNamNet

Đại tá Đinh Văn Nơi thưởng nóng cho nữ sinh lớp 9 tham gia bắt trộm

Giám đốc Công an An Giang Đinh Văn Nơi vừa khen thưởng đột xuất cho 2 công dân, trong đó có nữ sinh lớp 9, đã tham gia bắt trộm. 

Ngày 31/3, Công an TP Long Xuyên (An Giang) phối hợp cùng Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc Công an tỉnh, tổ chức trao thưởng nóng cho em Lý Hải Yến, học sinh lớp 9A6 Trường THCS Nguyễn Huệ và anh Trương Thanh An (27 tuổi) vì có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

{keywords}
Giám đốc Công an An Giang thưởng nóng cho 2 công dân tham gia bắt trộm

Cụ thể, khoảng 15h50 hôm 18/3, anh Nguyễn Đức Thiện chạy ô tô 7 chỗ chở theo anh Nguyễn Trung Nghĩa và 5 người khác.

Khi đến khu vực khóm Đông Thạnh, phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên, mọi người xuống xe mua nước uống và đi vệ sinh. Anh Nghĩa để túi xách bên trong có 1 điện thoại Iphone 11 promax và 1 Iphone 7 plus trên xe.

Lúc này, Ngô Hoàng Phi (31 tuổi, ngụ phường Mỹ Thạnh) chạy xe máy chở vợ là Phạm Thị Ngọc Minh ngang qua phát hiện ô tô nói trên không có người trông coi.

Phi dừng xe đi đến mở cửa lấy chiếc túi xách. Lúc này, anh Thiện phát hiện tri hô, đuổi theo một đoạn thì xe của Phi va quẹt với xe khác ngã xuống đường.

{keywords}
Hành động dũng cảm của 2 công dân được Ban giám đốc Công an khen thưởng kịp thời

Anh Trương Thanh An đang thi công làm bảng quảng cáo gần đó liền đuổi theo bắt giữ được Phi.

Còn Minh bị em Lý Hải Yến phối hợp với anh Thiện bắt giữ cùng tang vật giao cho Công an phường.

Nhằm kịp thời động viên, khích lệ tinh thần phòng, chống tội phạm của anh An và em Yến, Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang đã ký Quyết định tặng giấy khen đột xuất cho 2 người. Công an thành phố Long Xuyên cũng trao thưởng cho em Yến và An mỗi người 1 triệu đồng.

Lao ô tô vào xe máy để bắt 2 tên trộm trên đường

Lao ô tô vào xe máy để bắt 2 tên trộm trên đường

Sáng nay (30/3), Công an TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đang điều tra vụ tạo tình huống va chạm giao thông để bắt 2 tên trộm xe máy.    

Hoài Thanh



Theo Báo VietNamNet

Người phụ nữ làm đám tang giả, bên trong quan tài có 3 bao cát

Ngày 31/3, Công an huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) đang tạm giữ bà Trần Thị Tuyến để làm rõ việc tổ chức đám tang giả tại nhà bà này.

Theo lãnh đạo UBND huyện Cù Lao Dung, bà Tuyến nợ nần nhiều người nên sang Đồng Tháp lánh mặt. Chiều 29/3, bà Tuyến mua một quan tài ở Đồng Tháp rồi thuê xe chở về nhà để tổ chức đám tang giả cho mình. 

Sau đó, các con của bà Tuyến nói mẹ bị sát hại ở tỉnh khác nên đưa thi thể về quê làm đám tang.

Cơ quan công an thấy có dấu hiệu bất thường vì cho rằng, nếu có án thì cơ quan điều tra nơi xảy ra sự việc phải tổ chức các thủ tục điều tra theo quy định.

Từ khuất tất này, lực lượng chức năng mở quan tài để khám nghiệm tử thi thì phát hiện bên trong chỉ có 3 bao cát.

Qua xác minh, con trai bà Tuyến chở mẹ đi mua quan tài ở Đồng Tháp.

Cô gái 19 tuổi tử vong trong phòng trọ ở Bắc Giang

Cô gái 19 tuổi tử vong trong phòng trọ ở Bắc Giang

Cơ quan chức năng đang điều tra vụ cô gái 19 tuổi tử vong trong phòng trọ xảy ra tối qua (30/3), trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Hoài Thanh



Theo Báo VietNamNet

Cháy lớn sát trường học giữa trung tâm Sài Gòn, tức tốc sơ tán học sinh

Cháy lớn sát trường Ernst Thalmann giữa trung tâm Sài Gòn buộc lực lượng chức năng phải sơ tán toàn bộ học sinh.

Khoảng 13h50 chiều nay (31/3), nhiều người phát hiện lửa khói bùng lên dữ dội phía sau nhà 136 Nguyễn Thái Học, phường Phạm Ngũ Lão quận 1, TP.HCM.

{keywords}
Hiện trường vụ cháy

Do hiện trường cháy có lửa kèm khói tỏa ra nghi ngút và nằm sát vách trường Ernst Thalmann nên toàn bộ học sinh được sơ tán khẩn cấp ra ngoài.

Nhận được tin báo, Cảnh sát PCCC TP.HCM huy động 5 phương tiện, trong đó có xe thang tức tốc tiếp cận hiện trường.

{keywords}
Cảnh sát PCCC sử dụng xe thang để tiếp cận đám cháy
{keywords}

Xe chữa cháy đậu bên ngoài đường Nguyễn Thái Học để tiếp nước


Tại hiện trường, đám cháy lan sang nhà lân cận, trong đó có dãy nhà kinh doanh điện thoại, cà phê... nằm trên đường Nguyễn Thái Học.

Cảnh sát PCCC sử dụng xe thang để tiếp cận, cô lập không cho đám cháy lan rộng.

Năm ngày hai vụ cháy 9 người chết, Công an TP.HCM khuyến cáo khẩn

Năm ngày hai vụ cháy 9 người chết, Công an TP.HCM khuyến cáo khẩn

Chỉ trong 5 ngày, TP.HCM xảy ra hàng loạt vụ cháy, trong đó có 2 vụ cháy nghiêm trọng làm 9 người chết.  

Thảo Nguyên



Theo Báo VietNamNet