Sau thành lập TP Thủ Đức, TP.HCM bắt đầu tiến hành sáp nhập 19 phường tại các quận theo Nghị quyết của Quốc hội.
Quận 3 thành lập phường Võ Thị Sáu
Ngày 4/1, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ cùng đoàn lãnh đạo TP dự lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thành lập TP Thủ Đức. Theo đó, Quận 3 thành lập phường mới mang tên Võ Thị Sáu.
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ trao quyết định công bố Nghị quyết của Quốc hội và thành lập phường Võ Thị Sáu tại Quận 3 |
Phường Võ Thị Sáu được thành lập trên cơ sở sáp nhập phường 6, 7, 8 của Quận 3, có diện tích tự nhiên 2,2 km2 và quy mô dân số gần 37.000 người. Sau sáp nhập, Quận 3 giảm từ 14 phường xuống còn 12 phường.
“Ở lần sắp xếp này, các phường 6, 7, 8 rất vinh dự được mang tên nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, là niềm tự hào của Đảng bộ, nhân dân Quận 3 nói chung và 3 phường nói riêng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phường Võ Thị Sáu là phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, vững mạnh”, bà Nguyễn Thị Lệ nói.
Cùng ngày, Quận ủy Phú Nhuận cũng tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sáp nhập phường. Theo đó, phường 11, 12 sáp nhập thành phường 11 mới, có diện tích 0,39 km2 và hơn 15.500 người dân.
Ngoài ra, phường 14 cũng được sáp nhập vào phường 13 và lấy tên phường 13 với diện tích khoảng 0,29 km2 và hơn 16.600 người dân. Sau sáp nhập, quận Phú Nhuận chỉ còn 13 phường, giảm hai phường so với 15 phường trước đó.
Sáp nhập phường tại Quận Phú Nhuận |
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết, Nghị quyết 1111 của Quốc hội là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP nói chung và quận Phú Nhuận nói riêng.
"Đây là nguồn động viên, ghi nhận sự nỗ lực, thành quả phát triển của TP trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2020, một năm đầy khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19" - ông Dương Anh Đức nói.
Giảm 10 phường vùng lõi trung tâm
Theo đề án của Sở Nội vụ, số đơn vị cấp xã, phường phải sắp xếp là 19 đơn vị, giảm từ 322 phường xuống còn 312 phường.
Ngoài Quận 3 và Phú Nhuận, các phường còn lại ở các quận khác cũng sẽ được sáp nhập, cụ thể:
Quận 2 nhập 2 phường An Khánh và Thủ Thiêm, lấy tên gọi phường Thủ Thiêm; sáp nhập phường Bình An và phường Bình Khánh lấy tên gọi phường An Khánh. Sau khi sáp nhập, Quận 2 chỉ còn 9 đơn vị hành chính phường trực thuộc.
TP.HCM bắt đầu sáp nhập 19 phường, tinh gọn bộ máy, giảm tải cho cán bộ, công chức tại TP.HCM |
Tương tự, Quận 4 sáp nhập phường 5 với phường 2 thành phường 2 mới; phường 12 với phường 13 thành phường 13 mới. Sau sáp nhập, Quận 4 còn 13 đơn vị, giảm 2.
Quận 5 sát nhập phường 12 và phường 15 thành phường 15; khi đó Quận 5 còn 14 đơn vị, giảm 1.
Quận 10 sáp nhập phường 3 với phường 2 thành phường 2 mới, giảm 1 còn 14 đơn vị.
Như vậy, sau sáp nhập, TP.HCM giảm từ 24 xuống còn 22 quận, huyện (gồm 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện); giảm từ 322 xã, phường, thị trấn xuống còn 312 (gồm 249 phường, 58 xã và 5 thị trấn).
Chỉ định Bí thư Thành ủy Thủ Đức trước 8/1
UBND TP.HCM vừa có văn bản về điều chỉnh tiến độ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp bộ máy và hoạt động của TP Thủ Đức.
Hồ Văn
Theo Báo VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét