Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021

Chúng tôi núp dưới bóng cây đa, cây đề chứ không có hình ảnh gì cả

"Văn phòng Chính phủ là cơ quan giúp việc cho Thủ tướng, Chính phủ, chúng tôi núp dưới bóng cây tùng, cây đa, cây đề chứ không có hình ảnh gì cả".

Nhân dịp năm mới, Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chia sẻ nhiều trăn trở về quá trình loại bỏ lợi ích khi mạnh tay cắt giảm thủ tục hành chính, giấy phép con, tiến tới "Chính phủ điện tử, Chính phủ phi giấy tờ".

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, khi Chính phủ quyết tâm sử dụng hồ sơ điện tử thay vì hồ sơ giấy nghĩa là động chạm đến quyền lợi, cát cứ mà thực chất là lợi ích nhóm. Vì vậy quá trình cải cách này đòi hỏi phải làm minh bạch, phải giữ mình trong sạch, dám cắt bỏ lợi ích riêng để hướng tới lợi ích chung.

{keywords}
Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng. Ảnh: Việt Hùng

Văn phòng Chính phủ không bị tác động từ bất cứ bộ nào

Chắc hẳn trong quá trình này, bản thân Bộ trưởng nói riêng và VPCP nói chung gặp không ít rào cản và chịu nhiều áp lực từ các bộ, ngành?

Đã là đổi mới, cải cách thì phải có sự phản đối. Đổi mới mà không có sự phản đối, vẫn dựa trên những tiền lệ cũ, những rào cản không bị cắt bỏ, những quyền lợi, nhóm lợi ích không bị cắt bỏ thì không phải là đổi mới.

Với sự chỉ đạo rất gương mẫu của Thủ tướng thì khi giao nhiệm vụ chúng ta phải chấp hành, thực hiện. Khi thực thi, không phải ai cũng đồng thuận ngay, hiểu ngay một lúc. Nhưng phải có sự rất quyết tâm, rất quyết liệt, quan trọng là quá trình làm phải công khai.

Trong quá trình đó, gặp phải áp lực là chuyện bình thường. Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo từ bỏ “trên nóng, dưới lạnh”, tham nhũng “vặt”… Có nghĩa, không riêng VPCP mà tất cả bộ, ngành, địa phương đều phải tham gia cải cách mạnh mẽ.

So với ban đầu, sức ép bây giờ giảm nhiều vì chúng ta đã có làn sóng cải cách. Tất nhiên, dù có sức ép cũng phải thực hiện cho được mục tiêu hàng đầu là cải cách. Còn anh nào tạo ra rào cản, co kéo lợi ích về bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo thì người đứng đầu bộ đó phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước nhân dân.

Tôi nghĩ, tất cả vì một đất nước hùng cường thì tư tưởng cục bộ cá nhân, vun vén cho nhóm lợi ích dần dần sẽ hạn chế. Hơn nữa, với sự giám sát của các cơ quan báo chí, người dân thì tư tưởng co kéo lợi ích sẽ dần bị loại bỏ, nếu có cũng nhẹ hơn rất nhiều.

Vấn đề là làm sao để hài hòa giữa lợi ích của người dân, DN với lợi ích của nhà nước và có khi nào Bộ trưởng phải thỏa hiệp trước sự phản ứng mạnh mẽ từ một phía nào đó?

Tôi cho rằng tất cả cơ chế, chính sách phải đảm bảo hài hòa các lợi ích, mà trước hết là lợi ích của đất nước, lợi ích của người dân, của DN.

Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Chính phủ và Thủ tướng, chúng tôi phải luôn trung thành, tận tụy, trung thực. Khi nhận thấy có vấn đề không ổn phát sinh hay có rào cản, chúng tôi phải báo cáo độc lập, phản biện luôn tại cuộc họp Chính phủ. 

Nếu VPCP không làm được như vậy thì có lỗi rất lớn và phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. Cho nên, trong từng vấn đề VPCP thảo luận rất kỹ, cũng như lắng nghe báo chí, các hiệp hội…

Tôi cho rằng ở chỗ này, chỗ kia có lúc sẽ không tránh khỏi việc phải thỏa hiệp. Riêng VPCP là cơ quan trung gian nên chúng tôi rất khách quan, minh bạch, không chịu tác động từ bộ nào, cũng chẳng lấy của ai để co kéo gì về mình. Chúng tôi chỉ làm tất cả những việc được pháp luật quy định, giao nhiệm vụ.

Đồng tiền biết nói và thời gian biết nói hết

Nhìn lại một nhiệm kỳ giữ vai trò Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, người phát ngôn của Chính phủ với những việc đã làm được, Bộ trưởng mong muốn người dân nhớ về mình là một vị Bộ trưởng gần dân, bộ trưởng hành động, cải cách hay là một tên gọi nào khác?

Mong muốn của người dân thì rất nhiều, rất lớn và VPCP là cơ quan giúp việc cho Thủ tướng, chúng tôi núp dưới bóng cây tùng, cây đa, cây đề chứ không có hình ảnh gì cả.

{keywords}

Mai Tiến Dũng

Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP

Đồng tiền biết nói và thời gian biết nói hết. Chúng tôi không làm gì để thông qua báo chí đánh bóng cơ quan hay cá nhân.

Chúng tôi trung thành với Tổ quốc, đất nước, tận tụy phục vụ để hướng tới một Chính phủ phục vụ người dân, DN. Nếu người dân, DN hài lòng, chúng tôi rất phấn khởi, hài lòng với những gì mình đã đóng góp cho đất nước, cho Chính phủ. 

Tôi mong rằng báo chí sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ, Thủ tướng và VPCP để  tạo ra những kết nối, thông tin 2 chiều hài hoà. Chúng tôi làm không tốt thì các cơ quan báo chí không thể nói tốt được và khi không làm được thì cũng không bao giờ nói chúng tôi làm được.

Chúng tôi luôn luôn minh bạch và tạo ra công cụ để đánh giá sự minh bạch này. Đồng tiền biết nói và thời gian biết nói hết. Chúng tôi không làm gì để thông qua báo chí đánh bóng cơ quan hay cá nhân.

Chúng tôi là người giúp việc, chỉ đứng sân sau. Nhưng những điều Chính phủ, Thủ tướng làm được, chúng tôi phải nói để thông qua báo chí cũng truyền tải tư tưởng đến người dân.

Thủ tướng đã truyền cảm hứng về tinh thần cải cách 

Chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc một nhiệm kỳ Chính phủ và bắt đầu một nhiệm kỳ mới, nhìn lại cả quá trình vừa qua, điều gì khiến Bộ trưởng vẫn còn trăn trở?

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, quyết tâm của chúng tôi là xây dựng VPCP thành đơn vị chuyên nghiệp, hiện đại, quản trị thông minh. Tư tưởng này được quán triệt và thấm nhuần đến từng cán bộ, công chức, viên chức.

Nhìn lại, tôi thấy sự cố gắng của anh em vô cùng lớn, đến giờ khác rất nhiều so với thời đầu nhiệm kỳ. Từ đánh giá cán bộ đến công khai, minh bạch trong đào tạo, tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, đều rất công khai, không giấu giếm.

Chúng tôi cũng có phần mềm đánh giá công việc của từng chuyên viên. Anh nào giỏi mà làm chậm thì là “đánh võng”, còn làm chậm mà không giỏi tức là giấu dốt, bảo thủ. Chúng tôi phân công việc là theo năng lực chứ không bổ đầu mỗi anh phụ trách một mảng và phải làm việc theo nhóm để vừa giám sát, theo dõi, vừa trao đổi để xử lý công việc hiệu quả tốt hơn.

{keywords}
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng kiểm tra tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Đình Vũ, Hải Phòng. Ảnh: TTXVN

Tất nhiên, sự đóng góp của anh em VPCP chỉ góp một phần rất nhỏ trong thành công của Chính phủ. Với mong muốn của Chính phủ, Thủ tướng thì chúng tôi phải cố gắng rất nhiều, luôn trau dồi lý luận, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Ở VPCP, khi việc chưa xong thì chưa về chứ không có định nghĩa làm việc mỗi ngày 8 tiếng. Chúng tôi sẽ tiếp tục cải cách, đổi mới để đáp ứng yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và mong muốn của người dân.

Với tinh thần “dám vứt bỏ quyền lợi” liệu có làm giảm vị thế của VPCP vốn được nhiều người gọi là "siêu bộ" hay không thưa Bộ trưởng?

Ngay từ những ngày đầu nhậm chức, tôi khẳng định ngay VPCP không phải “siêu bộ”. Từ “siêu bộ” người ta dùng để đánh giá cơ quan đó rất quyền lực, rào cản lớn. Còn pháp luật từ đó đến nay vẫn quy định VPCP là cơ quan tham mưu, giúp việc, tổng hợp cho Chính phủ, Thủ tướng.

Có thể nói, Thủ tướng đã truyền cảm hứng về tinh thần cải cách, về một Chính phủ kiến tạo đến chúng tôi. Vì vậy, thời gian qua, VPCP là cơ quan rất gương mẫu, đi đầu trong cải cách, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đã thay đổi rất nhiều.

Biên chế của VPCP cũng giảm nhiều, đến năm 2021 đã giảm 11,9%. Nhưng với ứng dụng CNTT, chúng tôi vẫn hoàn thành nhiệm vụ, công khai, minh bạch và không có chuyện “quyền anh, quyền tôi”.

Tôi nghĩ, người ta có quý mới gọi điện trao đổi, chứ không đã nói “sau lưng” thì đau đớn, day dứt, tâm tư hơn nhiều. Cho nên, khi Bí thư, Chủ tịch các địa phương chủ động liên hệ, dù văn bản chưa đến chúng tôi vẫn làm ngay. VPCP phải chia sẻ với các bộ, ngành, địa phương nhưng dùng kỹ xảo, kỹ thuật để đánh lừa thì không thể qua mắt được chúng tôi.

Thu Hằng

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Chính phủ nhiệm kỳ sau phải có trách nhiệm với khóa trước

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Chính phủ nhiệm kỳ sau phải có trách nhiệm với khóa trước

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP chia sẻ với VietNamNet nhân dịp năm mới về những vui buồn, trăn trở trong chặng đường 4 năm giúp việc cho Thủ tướng.



Theo Báo VietNamNet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét