Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Lãnh đạo Sở Văn hóa xác minh ‘tượng Trung Quốc’ chuyển về Đà Lạt

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, đơn vị mới nắm thông tin trên mạng việc hàng trăm pho tượng nghi ‘tượng Trung Quốc” chuyển về Đà Lạt để làm du lịch. Sở sẽ cho kiểm tra thực hư.

Những “tượng Trung Quốc” trên được ông Ngô Quang Phúc, Chủ tịch Công ty cổ phần tập đoàn Liên Minh (Liên Minh Group, trụ sở tại TP Đà Lạt) mua lại từ Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương).

Ông Phúc cho biết, đã mua 230 tượng, trong đó đã vận chuyển về Đà Lạt được 60 pho.

Thực tế cho thấy, có khoảng 60 bức tượng binh lính bị sứt mẻ, được tập kết tại một khu vực giống như nhà kho và được trùm bạt lại tại khu du lịch Quỷ Núi (Liên Minh Group).

Ông Phúc khẳng định, toàn bộ tượng này đều là tượng binh sĩ Việt Nam thời phong kiến, quân phục trên áo giáp và khiên của tượng có hoa văn chim lạc in nổi, tương tự như trên trống đồng Đông Sơn.

{keywords}
Xe tải chở các pho tượng lên Đà Lạt gây xôn xao
{keywords}
Các pho tượng được cất giữ trong kho tại khu du lịch ở Đà Lạt.
{keywords}
Các pho tượng đều bị sứt mẻ.

Cũng theo ông Phúc, tượng được đúc tại Việt Nam đã hơn 10 năm. Trước khi ông mua, tượng được đặt ở khu du lịch Đại Nam....

Tạm đình chỉ hai cán bộ công an ở Đắk Lắk đánh nhau vì mâu thuẫn tiền bạc

Tạm đình chỉ hai cán bộ công an ở Đắk Lắk đánh nhau vì mâu thuẫn tiền bạc

Một lãnh đạo Phòng Tham mưu Công an tỉnh Đắk Lắk chiều nay (31/8) xác nhận, hai cán bộ công an tỉnh vừa bị tạm đình chỉ công tác để xác minh vụ việc đánh nhau do mâu thuẫn tiền bạc.

Trùng Dương



Theo Báo VietNamNet

Cây phượng ven đường bật gốc, ngã đè 3 người đi đường bị thương ở Ninh Thuận

Một cây phượng trên đường Nguyễn Văn Trỗi (Ninh Thuận) bị bật gốc đổ đè 3 người đi đường, trong đó có người phải đi cấp cứu.

Vụ việc xảy ra khoảng 16h chiều nay (31/8) trên đường Nguyễn Văn Trỗi thuộc phường Thanh Sơn, TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận).

Cây đổ đè 3 người đi đường bị thương, giao thông qua khu vực này bị cản trở hơn 1 giờ đồng hồ.

{keywords}
{keywords}
Cơ quan chức năng và người dân dọn dẹp hiện trường 

Các lực lượng chức năng đã có mặt tại, cùng với người dân dọn dẹp hiện trường, đưa người bị thương đi cấp cứu.

Sẽ kiểm tra việc một xã ở TT-Huế đặt 200 chiếc lu hai bên đường

Sẽ kiểm tra việc một xã ở TT-Huế đặt 200 chiếc lu hai bên đường

Chính quyền xã Vinh Hưng mua hàng trăm chiếc lu đặt dọc quốc lộ để trồng hoa giấy gây phản ứng trái chiều.  

Lê Trường



Theo Báo VietNamNet

Tụ tập ăn nhậu giữa mùa dịch, 8 thanh niên Quảng Nam bị phạt 60 triệu

Quảng Nam vừa ra quyết định xử phạt 8 thanh niên với số tiền 60 triệu đồng vì tụ tập ăn nhậu, hát karaoke giữa mùa dịch.

Chiều nay, ông Nguyễn Xuân Hà, Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 8 thanh niên với số tiền 60 triệu đồng.

{keywords}
Công an xã Điện Thọ xử lý 8 thanh niên tụ tập ăn nhậu, hát karaoke (ảnh: P.T.H)

Theo ông Hà, lúc 15h chiều 20/8, Công an xã Điện Thọ (thị xã Điện Bàn) phát hiện tại cầu sắt Kỳ Lam (thôn Kỳ Lam, xã Điện Thọ) có 8 thanh niên đang tụ tập ăn nhậu, hát karaoke trong thời điểm thị xã Điện Bàn phải thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16. Sau đó, Công an xã Điện Thọ đã mời 8 thanh niên về cơ quan làm việc.

“Hành vi của 8 thanh niên khi tụ tập ăn nhậu, hat karaoke đã vi phạm điểm C, khoản 4 điều 11 Nghị định 176 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Ủy ban đã ra quyết định xử phạt hành chính 8 thanh niên, mỗi người 7,5 triệu đồng, với tổng số tiền 60 triệu đồng”, ông Hà nói.

Cũng theo ông Hà, hơn 1 tháng qua, ngành chức năng thị xã Điện Bàn đã xử phạt hành chính 70 trường hợp vi phạm đến phòng chống Covid-19, với tiền hơn 300 triệu đồng.

Sẽ kiểm tra việc một xã ở TT-Huế đặt 200 chiếc lu hai bên đường

Sẽ kiểm tra việc một xã ở TT-Huế đặt 200 chiếc lu hai bên đường

Chính quyền xã Vinh Hưng mua hàng trăm chiếc lu đặt dọc quốc lộ để trồng hoa giấy gây phản ứng trái chiều.  

Lê Bằng



Theo Báo VietNamNet

Tổng Bí thư: Đổi mới một cách vô nguyên tắc rất dễ chệch hướng, 'đổi màu'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Nguyễn Phú Trọng lưu ý, đổi mới một cách vô nguyên tắc  rất dễ rơi vào chủ nghĩa xét lại, chệch hướng, "đổi màu".

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 (1945 - 2020) và chuẩn bị tiến hành đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương tiến tới Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có bài viết quan trọng với tiêu đề "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới".

{keywords}
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Trong bài viết, Tổng Bí như, Chủ tịch nước đề cập những vấn đề chung có tính chất khái quát, tổng hợp, gợi mở thêm một số vấn đề lớn, quan trọng, để tiếp tục xin ý kiến Đại hội.

Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay

Nhìn lại nhiệm kỳ Đại hội XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước điểm lại nhiều thành tựu rất quan trọng với nhiều dấu ấn nổi bật, trong đó kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao (đạt khoảng 6%).

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị tạo dấu ấn nổi bật. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển biến mạnh mẽ, được triển khai quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá và đạt nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt, tích cực.

Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá trong Đảng và hệ thống chính trị từng bước được kiềm chế. Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng, nhất là các vụ án lớn, nghiêm trọng lần lượt được xét xử nghiêm minh, không có vùng cấm, tạo sức răn đe, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao và đồng tình ủng hộ.

Đặc biệt, Việt Nam trở thành một điểm sáng trong việc khống chế, ngăn chặn đại dịch Covid-19 thành công, được thế giới ghi nhận và đánh giá cao, góp phần nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa...

"Tôi đã nhiều lần nói rằng, với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể khẳng định: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Từ một nước nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu, trình độ rất thấp, hầu như không có tên trên bản đồ thế giới, ngày nay Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước có quy mô dân số gần 100 triệu người, đang phát triển, có thu nhập trung bình, có quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới...", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhìn nhận thêm, điều này tiếp tục khẳng định con đường đi lên của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. Đường lối của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là sáng suốt, là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu những bài học kinh nghiệm đã được đúc rút từ những nhiệm kỳ trước. Đó là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai toàn diện, đồng bộ, thường xuyên cả về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Trong đó, thấm nhuần sâu sắc di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém". 

Trong lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, phải giữ vững kỷ luật, kỷ cương; đồng thời phải bảo vệ những cán bộ, đảng viên có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu, dám đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách...

Kiên định một cách máy móc dễ dẫn đến giáo điều

Về phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ Đại hội XIII và giai đoạn sắp tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh đến việc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, Đảng ta phải thật sự vững vàng, giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin cậy, yêu mến, để vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là: kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

"Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động. Cần nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa kiên định và đổi mới, vận dụng sáng tạo", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng, nếu chỉ kiên định một cách máy móc thì dễ dẫn đến giáo điều, cứng nhắc, bảo thủ, nhưng nếu không kiên định, mà "đổi mới" một cách vô nguyên tắc thì cũng rất dễ rơi vào chủ nghĩa xét lại, chệch hướng, "đổi màu".

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tư tưởng chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta trong giai đoạn tới là phát triển nhanh và bền vững, bảo đảm gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ. Trong đó, phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

{keywords}
Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

Động lực và nguồn lực cho phát triển đất nước trong giai đoạn mới là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hoá, con người Việt Nam; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.    

Nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc là tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, Đại hội sắp tới cần có tầm nhìn xa hơn đến giữa thế kỷ XXI, phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, đất nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng đất nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, đất nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Chức vụ càng cao càng phải gương mẫu

Để thực hiện được các mục tiêu này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng, việc khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước. Cùng với đó là đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế... là rất quan trọng.

Đẩy mạnh, đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của những ngành mới, lĩnh vực mới, nhất là kinh tế số, xã hội số và chính phủ số. 

"Tiếp tục tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền", Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu xử lý nghiêm minh, đồng bộ cả kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật cán bộ có vi phạm; giải quyết các mối quan hệ lớn về mặt tư tưởng, lý luận, đề ra các quyết sách, tháo gỡ những rào cản, vướng mắc, tiếp tục phát triển đất nước nhanh và bền vững.

"Trong thời khắc quan trọng này, chúng ta hãy khắc sâu lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Đại hội Đảng rất quan hệ với tương lai cách mạng của Đảng ta và của nhân dân ta. Đại hội sẽ làm cho Đảng ta đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, tư tưởng và hành động đã nhất trí, càng nhất trí hơn nữa", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ. 

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Thu Hằng

Cách thức giới thiệu trường hợp đặc biệt vào Bộ Chính trị, BCH Trung ương

Cách thức giới thiệu trường hợp đặc biệt vào Bộ Chính trị, BCH Trung ương

Khóa 11 có bốn nhân sự quá 60 tuổi là trường hợp đặc biệt được giới thiệu vào BCH TƯ khóa 12 và một nhân sự là trường hợp đặc biệt được giới thiệu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đại hội 13 việc này sẽ được thực hiện thế nào?



Theo Báo VietNamNet

Điều động Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao qua làm Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Huỳnh Thanh Nhân được điều động sang giữ chức GĐ Sở Nội vụ TP.HCM.

Chiều nay (31/8), Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm ông Huỳnh Thanh Nhân, GĐ Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM giữ chức GĐ Sở Nội vụ, thay ông Trương Văn Lắm nghỉ hưu theo chế độ.

{keywords}
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong trao quyết định điều động ông Huỳnh Thanh Nhân (bên trái) giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM

Ông Huỳnh Thanh Nhân sinh năm 1969, quê quán tại huyện Củ Chi, có trình độ thạc sĩ Chính trị học, cử nhân Khoa học lịch sử, cử nhân Hành chính và cử nhân Chính trị.

Trước khi giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ, ông Nhân từng giữ chức Bí thư Quận ủy Thủ Đức, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM.

Điều động Chủ tịch huyện Bình Chánh giữ chức vụ Phó Giám đốc ITPC

Điều động Chủ tịch huyện Bình Chánh giữ chức vụ Phó Giám đốc ITPC

Ông Trần Phú Lữ, Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh được UBND TP.HCM điều động về làm Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC).

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Đại hội XIII

VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bàn viết "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2020) và chuẩn bị tiến hành đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương tiến tới Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có bài viết quan trọng với tiêu đề "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới". Dưới đây là toàn văn bài viết:

Đã gần một thế kỷ nay (90 năm kể từ ngày có Đảng), đối với nước ta, cứ mỗi lần tổ chức, tiến hành Đại hội toàn quốc của Đảng là một lần được coi như một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước phát triển mới của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó dự báo; đất nước đứng trước nhiều thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức với rất nhiều vấn đề mới đặt ra; cán bộ, đảng viên và nhân dân ta đặt kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ, sáng suốt của Đảng.

{keywords}
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Với phương châm: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển, Đại hội không chỉ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng mà còn nhìn lại 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2021 - 2026, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 (kỷ niệm tròn 100 năm thành lập Đảng) và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Vì vậy, đây chắc chắn cũng sẽ là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng ta, dân tộc ta, đất nước ta, có ý nghĩa định hướng tương lai, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.

Dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần này đã và đang được chuẩn bị một cách rất công phu, bài bản, chu đáo; quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển; trên cơ sở phát huy tối đa dân chủ, lắng nghe các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ, đảng viên và nhân dân; lựa chọn, chắt lọc, tham khảo các đề xuất tâm huyết, trách nhiệm; kết tinh trí tuệ và sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Báo cáo chính trị là văn kiện trung tâm của Đại hội, cùng với Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng.

Các văn kiện trình Đại hội của Đảng đã thể hiện được những quan điểm, chủ trương, phương hướng lớn, cho thấy tầm nhìn, tư duy chiến lược của Đảng, khát vọng phát triển của dân tộc và quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thân yêu của chúng ta. Đại hội cấp cơ sở và trên cơ sở vừa qua đã tiến hành thảo luận chu đáo tất cả các dự thảo Văn kiện Đại hội. Tôi được biết, ý kiến đóng góp rất phong phú, đa dạng, nhiều chiều, dưới những góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau.

Các Tiểu ban Văn kiện đã tổng hợp và tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện các báo cáo. Đến đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương và Đại hội đại biểu toàn quốc, các đại biểu, các đoàn đại biểu chắc chắn sẽ còn tiếp tục tham gia thảo luận. Tôi không trình bày lại từng nội dung báo cáo, mà đề cập những vấn đề chung có tính chất khái quát, tổng hợp, gợi mở thêm một số vấn đề lớn, quan trọng, để tiếp tục xin ý kiến Đại hội.

I- Nhìn lại nhiệm kỳ Đại hội XII, chúng ta vui mừng nhận thấy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phát huy tinh thần đoàn kết, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, sự nỗ lực sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng; đất nước tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện, chuyển biến tích cực, với nhiều dấu ấn nổi bật:

- Trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm, sau đó lại rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng do tác động của đại dịch Covid-19, kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao (đạt khoảng 6%), là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện; kinh tế vĩ mô vẫn ổn định khá vững chắc; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước được tăng cường.

Đầu tư xã hội, năng lực sản xuất kinh doanh tăng mạnh. Tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được nâng lên một bước. Xã hội cơ bản ổn định, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao (tỉ lệ hộ nghèo từ 58% (năm 1993), 9,88% (năm 2016) giảm xuống còn dưới 3% vào năm 2020). Các lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam, v.v... có nhiều chuyển biến tích cực, có mặt khá nổi trội.

- Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt quan tâm, tiến hành toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, tạo dấu ấn nổi bật. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển biến mạnh mẽ, được triển khai quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá và đạt nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt, tích cực.

Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá trong Đảng và hệ thống chính trị từng bước được kiềm chế. Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng, nhất là các vụ án lớn, nghiêm trọng lần lượt được phát hiện, điều tra, tiến hành khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, tạo sức răn đe, cảnh tỉnh rất lớn, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao và đồng tình ủng hộ.

- Trước tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch tăng cường chống phá, quốc phòng, an ninh của nước ta tiếp tục được tăng cường. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu, góp phần củng cố môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển; kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chiến lược của đất nước; uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

- Đặc biệt, trong năm 2020, nhờ có sự lãnh đạo nhạy bén, đúng đắn của Đảng và Nhà nước; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ; sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị; sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, chúng ta đã khống chế, cơ bản kiểm soát, ngăn chặn được sự lây lan của đại dịch Covid-19 trong cộng đồng, hạn chế tối đa những thiệt hại, tổn thất do dịch bệnh gây ra, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho nhân dân; từng bước khôi phục sản xuất kinh doanh, nỗ lực hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của năm 2020 và cả giai đoạn 2016 - 2020. Việt Nam trở thành một điểm sáng trong việc khống chế, ngăn chặn đại dịch Covid-19 thành công, được thế giới ghi nhận và đánh giá cao, góp phần nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

{keywords}
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Tôi đã nhiều lần nói rằng, với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể khẳng định: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Những thành tựu đạt được 5 năm qua có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó quan trọng nhất là sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp uỷ đảng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, giải quyết kịp thời, có hiệu quả nhiều vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn; sự quản lý, điều hành nhạy bén, quyết liệt của Chính phủ và chính quyền các cấp; sự nỗ lực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Quốc hội; sự đoàn kết thống nhất, phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị; phát huy truyền thống yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên; tinh thần lao động tích cực, sáng tạo, trách nhiệm của nhân dân; sự tín nhiệm, đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của nước ta.

Tôi đã nhiều lần nói rằng, với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể khẳng định: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Từ một nước nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu, trình độ rất thấp, hầu như không có tên trên bản đồ thế giới, ngày nay Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước có quy mô dân số gần 100 triệu người, đang phát triển, có thu nhập trung bình, có quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới, tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế và là thành viên, đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Nói như thế để chúng ta có thêm niềm tin, niềm phấn khởi và tự hào, tiếp tục khẳng định con đường đi lên của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là sáng suốt, nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng đẩy mạnh công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta tiếp tục hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Năm năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là thực tiễn nóng hổi rất sinh động, phong phú để chúng ta tiếp tục khẳng định, bổ sung và làm sâu sắc thêm những bài học kinh nghiệm đã được đúc rút từ những nhiệm kỳ trước:

Thứ nhất, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng (xây dựng tổ chức, xây dựng con người) phải được triển khai toàn diện, đồng bộ, thường xuyên cả về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Kiên định, vững vàng trên nền tảng tư tưởng của Đảng đi đôi với xây dựng tổ chức bộ máy của Đảng và cả hệ thống chính trị thực sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thấm nhuần sâu sắc di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém". Do đó, công tác tổ chức, cán bộ phải là điểm đột phá, là "then chốt" của nhiệm vụ "then chốt", có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ; sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Phải hết sức chú trọng xây dựng và làm trong sạch đội ngũ cán bộ, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.

Thứ hai, trong lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, phải có quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn, thật sự năng động, sáng tạo, chú trọng tạo đột phá để phát triển; coi trọng chất lượng, hiệu quả thực tế của công việc và đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Khắc phục bằng được sự yếu kém, chậm trễ trong công tác lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách. Giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ; đồng thời phải bảo vệ những cán bộ, đảng viên có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước, dám đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động.

Thứ ba, trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, phải hết sức chú trọng tính đồng bộ, toàn diện để vừa đáp ứng những mục tiêu cấp bách, trước mắt, giải quyết dứt điểm những yếu kém, ách tắc, tồn đọng; vừa xây dựng đồng bộ thể chế phát triển để thực hiện các mục tiêu lâu dài, cơ bản và bền vững của đất nước theo hướng bảo đảm hài hoà giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn hoá, xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường; giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữa độc lập, tự chủ với tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế; thực sự coi trọng, phát huy vai trò của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong điều kiện mới.

Thứ tư, trong bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại, phải chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, chủ động có những phương án đối phó, không để bị động, bất ngờ; xử lý đúng đắn, hiệu quả mối quan hệ với các nước lớn, các đối tác chiến lược, các nước bạn bè truyền thống và các nước láng giềng; vừa quan tâm đến việc nâng cao uy tín, hình ảnh của đất nước, vừa hết sức cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn ráo riết chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, nhất là trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng.

Thứ năm, trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, luôn xác định "dân là gốc", thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; kiên trì thực hiện đúng nguyên tắc: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Đảng phải chăm lo đầy đủ và sâu sắc đến đời sống, lợi ích của nhân dân; xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên.

Để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, phải kiên quyết, tích cực làm trong sạch đội ngũ cán bộ của Đảng, khắc phục các hiện tượng sa sút, thoái hoá về phẩm chất, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, củng cố và xây dựng các tổ chức đảng thật trong sạch, vững mạnh, làm cho Đảng thật sự là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Những bài học kinh nghiệm quý báu đó là cơ sở quan trọng để Đảng ta tiếp tục vận dụng, phát huy trong lãnh đạo, chỉ đạo, giúp chúng ta có thêm bản lĩnh và tự tin trước nhiều khó khăn, thách thức mới, nặng nề hơn do tác động của đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu khi bước vào nhiệm kỳ khóa XIII.

II- Về phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ Đại hội XIII và giai đoạn sắp tới:

Dự báo trong những năm tới, bối cảnh quốc tế, khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi phức tạp, nhanh chóng, khó lường. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng nhiều mặt, cả về y tế, kinh tế, xã hội và quản trị. Cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại tiếp tục diễn ra gay gắt.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Các nước nỗ lực điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm thích ứng với tình hình mới. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng. Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tiếp tục diễn ra phức tạp. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác ngày càng tác động mạnh, nhiều mặt, đe doạ nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững của thế giới, khu vực và đất nước ta.

Trong khi đó, dù đạt được những kết quả rất đáng tự hào, đất nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, sau 4 năm đầu của nhiệm kỳ liên tục tăng trưởng cao, năm 2020 suy giảm mạnh, có thể chỉ còn 3%; chất lượng còn thấp và đang phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Tính tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa cao.

Kinh tế nhà nước, nhất là doanh nghiệp nhà nước hoạt động còn kém hiệu quả, đang gặp không ít khó khăn, ách tắc. Kinh tế tư nhân trong nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh nhưng chưa thật bền vững. Công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường còn nhiều bất cập, gây bức xúc xã hội. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn phức tạp. Giá trị lịch sử, truyền thống văn hoá của dân tộc và con người Việt Nam chưa được phát huy đầy đủ.

Năng lực xây dựng thể chế còn hạn chế; chất lượng luật pháp và chính sách còn thấp. Năng lực và phương thức lãnh đạo, sức chiến đấu của nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn chưa ngang tầm nhiệm vụ. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng, Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ; hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Những khó khăn, hạn chế và khuyết điểm đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nước ta phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt hơn nữa để khắc phục cho bằng được.

Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, Đảng ta phải thật sự vững vàng, giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin cậy, yêu mến, để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, lãnh đạo thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động.

Cần nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa kiên định và đổi mới, vận dụng sáng tạo. Nếu chỉ "kiên định" một cách máy móc thì dễ dẫn đến giáo điều, cứng nhắc, bảo thủ, nhưng nếu không kiên định, mà "đổi mới" một cách vô nguyên tắc thì cũng rất dễ rơi vào chủ nghĩa xét lại, chệch hướng, "đổi màu". Cho nên phải hiểu rõ, vận dụng đúng phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin: Kiên định phải gắn liền với sáng tạo và sáng tạo phải trên cơ sở kiên định phù hợp với thực tiễn, với yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.

Tư tưởng chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta trong giai đoạn tới là phát triển nhanh và bền vững, bảo đảm gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó: Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

Động lực và nguồn lực cho phát triển đất nước trong giai đoạn mới là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hoá, con người Việt Nam; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Đó là truyền thống quý báu của dân tộc được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong suốt 90 năm lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội; có ý nghĩa cực kỳ quan trọng khi đất nước đang ở bước ngoặt có tính lịch sử, cần huy động những nguồn lực vật chất và tinh thần to lớn để tiếp tục bứt phá, vươn lên.

Việc chúng ta ngăn chặn và kiểm soát được đại dịch Covid-19 vừa qua là một ví dụ minh chứng hùng hồn khẳng định tính ưu việt của chế độ ta, truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước, tình nhân ái và ý chí kiên cường của dân tộc ta, nhân dân ta; tuyệt đối không bao giờ được tự mãn, chủ quan, lơ là; càng trong khó khăn, thử thách, phẩm chất và truyền thống đó càng phải được phát huy, càng phải được nhân lên gấp bội.

Nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc là tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân.

Với một đảng cách mạng chân chính, trong sạch, vững mạnh, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín lãnh đạo như Đảng ta, được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ, chúng ta sẽ có một sức mạnh to lớn, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, không thế lực nào ngăn cản nổi dân tộc ta đi lên, lập nên những kỳ tích mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong ước.

Phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, Đại hội sắp tới chúng ta cần có tầm nhìn xa hơn đến giữa thế kỷ XXI: Phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặt ra những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể phải hoàn thành cho mỗi chặng đường; thể hiện rõ tính kế thừa và phát triển, tính liên tục và hoàn chỉnh trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; là tâm huyết, trí tuệ và niềm tin, là "ý Đảng, lòng Dân" hoà quyện cùng mong muốn, khát vọng và ý chí vươn tới một tương lai rạng rỡ của đất nước và toàn dân tộc.

Báo cáo chính trị trình ra Đại hội lần này đề ra mục tiêu tổng quát là: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; phát huy sức sáng tạo, ý chí, khát vọng phát triển và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trên nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, khả thi và thực tiễn; kế thừa và bổ sung phù hợp với những thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của đất nước; đồng thời tham khảo kinh nghiệm của các nước và những chuẩn mực phát triển chung của thế giới, chúng ta xác định các mục tiêu cụ thể hướng tới những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước ta:

- Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể mà Đại hội đề ra là cơ sở hết sức quan trọng để xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, vừa đáp ứng được các yêu cầu lâu dài, vừa có trọng tâm và các khâu đột phá chiến lược cần ưu tiên triển khai thực hiện; tạo sự thống nhất từ nhận thức cho đến hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong giai đoạn từ nay đến giữa thế kỷ XXI. Cụ thể là:

Một là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, v.v..., khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Trước hết, tập trung hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở thống nhất nhận thức đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chú trọng xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách để giải quyết hiệu quả, hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội.

Đặc biệt, phải tạo được những bước đột phá thực sự về thể chế để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, rất thiết thực và cụ thể như: Huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, khắc phục tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, tài sản công; tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế và các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh; đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích, tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế; tháo gỡ tình trạng không thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo trong xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đang cản trở sự phát triển và vận hành của nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập quốc tế.

Hai là, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở nhận thức đây là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Tạo bước chuyển căn bản nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế của các ngành, lĩnh vực, các địa phương và cả nước. Đẩy mạnh đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của những ngành mới, lĩnh vực mới, nhất là kinh tế số, xã hội số và chính phủ số.

Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh; phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát triển mạnh khu vực dịch vụ dựa trên nền tảng kinh tế số và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại. Thực hiện nhất quán chủ trương khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tạo đột phá mạnh mẽ trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ giáo dục và đào tạo; trong đó chú trọng xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách, đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kiên quyết khắc phục bệnh thành tích, xử lý nghiêm các tiêu cực trong giáo dục và đào tạo.

Ba là, thực hiện đúng, đầy đủ vấn đề quản lý phát triển xã hội bền vững; giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích trong xã hội. Xử lý hiệu quả mối quan hệ giữa thực hành dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội; chú trọng bảo đảm tính bền vững trong các chính sách dân số và phát triển, chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người, hướng đến việc làm bền vững, phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân thông qua cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, bền vững dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng.

Xây dựng và phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam; hoàn thiện và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với phát huy ý chí, khát vọng phát triển và sức mạnh con người Việt Nam trong thời kỳ mới; thực hiện những giải pháp đột phá, mạnh mẽ nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội.

Bốn là, triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại; xây dựng nền ngoại giao hiện đại vì lợi ích quốc gia - dân tộc, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những nhân tố bất lợi, nhất là những nhân tố có thể gây đột biến; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch.

Năm là, tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, với quyết tâm cao hơn, hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Tiếp tục tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Kết hợp giữa tăng cường kỷ cương, kỷ luật, thượng tôn pháp luật, xây dựng Đảng nghiêm minh với giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức cách mạng để phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân. Thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền.

Xử lý nghiêm minh, đồng bộ cả kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật cán bộ có vi phạm. Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo hướng phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử và các cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

Quá trình 35 năm đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh, trong đó có 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, cho thấy, cần nhận thức sâu sắc hơn, tiếp tục bổ sung, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết các mối quan hệ lớn về mặt tư tưởng, lý luận, đề ra các quyết sách, tháo gỡ những rào cản, vướng mắc, tiếp tục phát triển đất nước nhanh và bền vững, đặc biệt chú trọng xử lý tốt hơn các mối quan hệ: Giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Đó là những mối quan hệ lớn phản ánh các quy luật mang tính biện chứng, những vấn đề lý luận cốt lõi về đường lối đổi mới ở nước ta, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải nhận thức đầy đủ, thật sự thấm nhuần, quán triệt sâu sắc và thực hiện thật tốt, có hiệu quả.

Đại hội XIII của Đảng ta đã đến gần. Khối lượng công việc rất lớn trong khi thời gian không còn nhiều, các cấp uỷ và các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng phải đề cao hơn nữa trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XII và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra.

Trong thời khắc quan trọng này, chúng ta hãy khắc sâu lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Đại hội Đảng rất quan hệ với tương lai cách mạng của Đảng ta và của nhân dân ta. Đại hội sẽ làm cho Đảng ta đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, tư tưởng và hành động đã nhất trí, càng nhất trí hơn nữa". Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy đồng tâm nhất trí, chung sức đồng lòng, chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Cách thức giới thiệu trường hợp đặc biệt vào Bộ Chính trị, BCH Trung ương

Cách thức giới thiệu trường hợp đặc biệt vào Bộ Chính trị, BCH Trung ương

Khóa 11 có bốn nhân sự quá 60 tuổi là trường hợp đặc biệt được giới thiệu vào BCH TƯ khóa 12 và một nhân sự là trường hợp đặc biệt được giới thiệu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đại hội 13 việc này sẽ được thực hiện thế nào?



Theo Báo VietNamNet

14 ngày qua Hà Nội không có ca Covid-19 trong cộng đồng

Ban chỉ đạo phòng chống dịch Hà Nội cho biết, 14 ngày qua TP không có ca mắc Covid-19 mới ngoài cộng đồng, tuy nhiên nguy cơ vẫn thường trực vì mầm bệnh đang tồn tại.

Chiều nay (31/8), Ban Chỉ đạo (BCĐ) công tác phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội họp với các quận, huyện, thị xã theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý.

Báo cáo tại phiên họp, Phó GĐ Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết, từ ngày 19/8 đến nay (nhưng thực chất ngày lấy mẫu của ca cuối cùng là ngày 17/8, đã được 14 ngày), Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng. Hôm nay, ghi nhận 1 bệnh nhân dương tính (chưa được Bộ Y tế công bố) cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

{keywords}
PGĐ Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh

Tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong hàng ngày còn ở mức cao. Tại Việt Nam, ổ dịch tại Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương đã được kiểm soát, từ ngày 29/8 đến nay không ghi nhận ca mắc mới ngoài cộng đồng.

Tại Hà Nội, nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực vì mầm bệnh đang tồn tại trong cộng đồng (1 số trường hợp phát hiện khi nhập cảnh vào các nước nhưng chưa xác định được nguồn lây - F0 tại Việt Nam). Bên cạnh đó có trường hợp hết cách ly ở các tỉnh nhưng chưa có kết quả xét nghiệm lần 2 đã được cho về Hà Nội và sau đó có kết quả xét nghiệm dương tính.

"Việt Nam qua 36 tiếng chưa có ca mắc mới trong cộng đồng, Hà Nội đã qua 14 ngày không có ca mắc mới trong cộng đồng. Tuy nhiên vẫn có trường hợp từ tỉnh khác về Hà Nội như BN ở Hải Dương. 

Vì vậy, các ngành, các cấp nhất là ngành y tế phải tiếp tục đề cao cảnh giác, không chủ quan, xác định chống dịch là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài để hình thành nếp sống, ứng xử phù hợp trong điều kiện có dịch bệnh", ông Hạnh nhấn mạnh.

Phát hiện 12 người Trung Quốc nhập cảnh Hà Nội trái phép

Thiếu tướng Đoàn Ngọc Hùng, Phó GĐ Công an TP cho biết, lực lượng công an TP đã phát hiện 6 vụ xử lý 12 đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào thủ đô, xử lý hình sự 2 vụ tổ chức cho người nhập cảnh trái phép.

Tăng cường kiểm tra xử lý 642 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng, xử phạt hơn 130 triệu đồng. Trong 2 ngày qua, công an TP đã phát hiện, xử lý 2 quán karaoke lén lút hoạt động, không đảm bảo phòng chống dịch.

"Trong giao ban trực tuyến sáng nay với Công an các quận huyện, thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, GĐ Công an TP đã chỉ đạo các đơn vị bên cạnh việc tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành các biện pháp phòng dịch thì cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm” - thiếu tướng Đoàn Ngọc Hùng nói.

Thành Nam

Thủ tướng đồng ý thu phí cách ly người nhập cảnh từ 1/9

Thủ tướng đồng ý thu phí cách ly người nhập cảnh từ 1/9

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 ngày 27/8.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.


Theo Báo VietNamNet

Kẻ xấu khoan lỗ, đổ hóa chất bức tử hàng loạt cây xanh trên phố Hải Phòng

4 cây xanh 20 năm tuổi trên đường Lê Hồng Phòng (Hải Phòng) bị chết khô, thân cây có nhiều vết khoan bất thường.

{keywords}
Những vết khoan sâu tố cáo kẻ xấu bức tử cây xanh có mục đích

Lãnh đạo Sở Xây dựng TP Hải Phòng đã có văn bản gửi Công an TP Hải Phòng thông tin về tình trạng nhiều cây xanh lâu năm được trồng trên đường Lê Hồng Phong chết bất thường.

“Chúng tôi nhận định có kẻ xấu đã khoan lỗ trên thân cây rồi đổ hóa chất gây hại vào gốc làm cho cây chết. Hiện 4 cây xanh vẫn được giữ nguyên hiện trạng để cơ quan công an điều tra”, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết.

{keywords}
Hàng cây xanh chết khô trên đường Lê Hồng Phong

Ông Vũ Phi Tùng, Chủ tịch UBND phường Đông Khê thông tin, đơn vị đã phối hợp Đội thanh tra Công ty CP công viên - cây xanh Hải Phòng kiểm tra và lập biên bản ghi nhận sự việc.

Thời điểm kiểm tra, 2 cây hoa phượng và 2 cây hoa sữa ở tình trạng gần như chết hoàn toàn. Xung quanh gốc 4 cây đều xuất hiện nhiêù lỗ khoan có đường kính từ 1,4-2 cm và găm sâu vào lõi cây khoảng 20 cm.

Trước đó, các cây này đều đang tươi xanh, không có có biểu hiện sâu bệnh gây hại hay hiện tượng thân mục ruỗng.

Những cây xanh nghi bị "bức tử" khoảng 20 năm tuổi, cao khoảng 4-5 m, đường kính 30-45 cm.

Ở trên mỗi cây có khoảng 10 vết khoan sâu. Các lỗ khoan được thực hiện cách đây khoảng 1 - 2 tháng. Sau khi khoan kẻ xấu đã đổ thêm hóa chất vào làm cây từ héo cành đến khô từng phần.

{keywords}
Cây phượng 20 năm tuổi bị bức tử
{keywords}
Hàng cây đang xanh tốt, bỗng chết khô
{keywords}
Hàng chục lỗ khoan trên thân cây sâu vào tận lõi

Đại diện Công an phường Đông Khê, quận Ngô Quyền cho biết: Cơ quan công an đang tích cực điều tra tìm ra kẻ xấu làm chết các cây xanh trước tòa nhà 15 tầng trên đường Lê Hồng Phong.

Hoài Anh

Cành phượng cổ thụ gãy đè bẹp rúm loạt ô tô, xe máy

Cành phượng cổ thụ gãy đè bẹp rúm loạt ô tô, xe máy

Trong cơn giông sáng nay, cành của cây phượng khoảng 70 năm tuổi tại đường Trần Bình Trọng (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) bị gãy đổ.



Theo Báo VietNamNet

Út trọc chiếm đoạt hơn 700 tỷ từ sai phạm của cựu thứ trưởng GTVT

Cơ quan điều tra xác định ông Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường và đồng phạm có nhiều vi phạm nghiêm trọng để bị can Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc") chiếm đoạt hơn 700 tỷ đồng. 

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ngày 31/8 ban hành kết luận điều tra vụ án "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Công ty CP tập đoàn Yên Khánh, Tổng công ty Cửu Long và các đơn vị có liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Kết luận trên đã được chuyển sang Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đề nghị truy tố các bị can gồm cựu Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng; cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường; Đinh Ngọc Hệ, cựu Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Thái Sơn cùng 17 bị can khác.

Cuộc điện thoại "bất thường" của ông Đinh La Thăng

Kết luận điều tra xác định, ông Thăng với vai trò là Bộ trưởng được giao quản lý tài sản, trong đó có quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã ký văn bản đề nghị tiếp tục tìm kiếm đối tác để bán quyền thu phí. 

Tuy nhiên tháng 2/2012, sau khi được Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương bán quyền thu phí, ông Thăng đã điện thoại cho Dương Tuấn Minh, TGĐ Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long chỉ đạo để công ty của Đinh Ngọc Hệ không có năng lực tài chính mua quyền thu phí. 

{keywords}
Các bị can Đinh La Thăng, Đinh Ngọc Hệ, Nguyễn Hồng Trường (từ trái sang phải).

Trong quá trình tổ chức bán đấu giá, ông Thăng biết toàn bộ hoạt động triển khai xây dựng đề án, kết quả bán đấu giá quyền thu phí được thực hiện không đúng quy định để cho Công ty Yên Khánh của Đinh Ngọc Hệ trúng đấu giá phù hợp với ý định ban đầu của mình. 

Đáng chú ý, ông Thăng biết việc Công ty Yên Khánh kéo dài không thanh toán tiền trúng đấu giá đúng thời gian (theo quy định phải chấm dứt trước hạn và trả lại quyền thu phí cho Nhà nước) nhưng vẫn chỉ đạo cho DN trả dần.

Ngoài ra, cựu Bộ trưởng GTVT còn bút phê đồng ý với đề xuất của Công ty Yên Khánh làm nhà đầu tư 2 nút giao thông trên tuyến nối và đề nghị cấn trừ vào số tiền phải thanh toán theo hợp đồng mua quyền thu phí dẫn đến việc Công ty Yên Khánh không thanh toán đúng quy định, hưởng lợi.

Với cựu thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường, kết luận điều tra xác định, với vai trò củ tịch hội đồng bán đấu giá quyền thu phí tuyến cao tốc đã ký văn bản phê duyệt giá khởi điểm nhưng không thông qua hội đồng định giá hoặc thuê tổ chức thẩm định giá.

Ông Trường còn ký quyết định về việc ban hành quy chế bán đấu giá quyền thu phí cao tốc, trong đó cho phép hội đồng này chỉ định khi chỉ có một người tham gia đấu giá và trả giá bằng giá khởi điểm. 

Đáng chú ý, ông Trường ký thông báo công ty Yên Khánh và Khánh An đủ điều kiện tham gia đấu giá khi chưa thông qua ý kiến của các thành viên hội đồng đấu giá. 

Khi Công ty Yên Khánh không thực hiện thanh toán đúng thời hạn, ông Trường không chỉ đạo chấm dứt hợp đồng mà còn ký chín văn bản, chủ trì cuộc họp chỉ đạo Tổng công ty Cửu Long tiếp tục đôn đốc Công ty Yên Khánh trả tiền.

Cơ quan điều tra xác định, hành vi của ông Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí. Trong đó, ông Thăng giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu.

Đinh Ngọc Hệ chiếm đoạt hơn 725 tỷ đồng

Cơ quan điều tra xác định, với mục đích chiếm đoạt quyền thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Đinh Ngọc Hệ  đã có thủ đoạn gian dối, biết rõ công ty Yên Khánh và Khánh An không đủ điều kiện tham gia mua quyền thu phí nhưng vẫn chỉ đạo nhân viên làm giả báo cáo tài chính. 

Đinh Ngọc Hệ còn chỉ đạo làm giả xác nhận của đơn vị kiểm toán trong các báo cáo tài chính các năm 2011, 2012 để tạo sự tin tưởng và được công nhận đủ điều kiện tham gia đấu giá. 

Sau khi trúng đấu giá, do không có năng lực tài chính để trả tiền theo hợp đồng, Đinh Ngọc Hệ kéo dài thời gian thanh toán tiền mua quyền thu phí và chỉ đạo cấp dưới dùng hợp đồng mua quyền thu phí trên để thế chấp tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô để vay 1.703 tỷ đồng chuyển vào tài khoản công ty Cửu Long. 

Số tiền còn lại hơn 300 tỷ, Đinh Ngọc Hệ chỉ đạo cấp dưới lấy từ nguồn thu phí để trả cho Công ty Cửu Long. Toàn bộ tiền mua quyền thu phí là tiền vay ngân hàng và tiền thu phí, Công ty Yên Khánh không phải bỏ ra bất cứ đồng nào. 

Quá trình thu phí, Út "trọc" Đinh Ngọc Hệ còn có hành vi gian dối khi chỉ đạo mua và sử dụng phần mềm của Công ty Xuân Phi che dấu doanh thu, báo cáo không đúng doanh thu thực tế. 

Các sai phạm trên, Đinh Ngọc Hệ với sự giúp sức của các đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 725 tỷ đồng của Nhà nước. 

Cơ quan điều tra xác định đủ căn cứ kết luận Út 'trọc' có hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với vai trò chủ mưu cầm đầu và tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".

Đoàn Bổng 

Sai phạm trong đấu giá khiến cựu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường bị bắt

Sai phạm trong đấu giá khiến cựu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường bị bắt

Ông Nguyễn Hồng Trường bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan đến vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong việc đấu giá và thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.



Theo Báo VietNamNet

Sài Gòn lại ngập lênh láng sau cơn mưa kéo dài hơn 60 phút

Cơn mưa lớn kéo dài hơn 1 tiếng chiều 31/8 làm đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh lại ngập. Người dân vất vả lội nước qua đường ngập sâu. 

{keywords}

Cơn mưa rào hơn 1 giờ đồng hồ làm đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập sâu trong nước (đoạn từ hầm Nguyễn Hữu Cảnh hướng về chân cầu Sài Gòn).
{keywords}
Nước ngập khoảng nửa bánh xe
{keywords}
Phương tiện khó khăn đi qua đường ngập.
{keywords}
Nhiều xe chết máy phải dẫn bộ lên lề đường
{keywords}

Một xe rác chết máy phải nhờ người phụ giúp mới qua khỏi đường ngập
{keywords}
Người dân khó khăn khi đi qua đường ngập.
{keywords}

Bà Trịnh Thuỷ Tiên nhà bên đường Nguyễn Hữu Cảnh cho biết, ở đây cứ mưa lớp là ngập...
{keywords}
Người dân vất vả qua đường ngập Nguyễn Hữu Cảnh.
{keywords}

Các xe chết máy phải đẩy lên lề đường
{keywords}
Đoạn đường trong hẻm 135 Nguyễn Hữu Cảnh thường ngày ít ngập nhưng nay lại ngập sâu
{keywords}

Đường Nguyễn Hữu Cảnh cứ mưa lớn là ngập dù nơi đây đã có siêu máy bơm chống ngập. Thành phố đã chi hơn 472,9 tỷ đồng để triển khai dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh. Con đường này vẫn đang được thi công và người dân vẫn phải lội nước mỗi khi mưa lớn
{keywords}
Người dân bì bõm lội nước sau cơn mưa kéo dài không lâu



{keywords}


{keywords}
Công nhân sửa cống thoát nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh dưới chân cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh
{keywords}

Nước ngập lênh láng trong hẻm 135 Nguyễn Hữu Cảnh
{keywords}
Kẹt xe kéo dài trên đường ngập Nguyễn Hữu Cảnh chiều 31/8.
Cột khói bốc ngùn ngụt từ bãi giữ xe ở Sài Gòn, nhiều ô tô trơ khung

Cột khói bốc ngùn ngụt từ bãi giữ xe ở Sài Gòn, nhiều ô tô trơ khung

Lửa bùng cháy lớn tại bãi giữ xe ở ngoại ô Sài Gòn khiến gần 10 ô tô bị thiêu rụi, trong đó có nhiều xe buýt.

T.Tùng 



Theo Báo VietNamNet

Tổng thống Đức chúc mừng Chủ tịch nước và người dân Việt Nam

Nhân kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt Nam, Tổng thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier đã có điện mừng gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và toàn thể người dân Việt Nam.

Theo Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, trong điện mừng, Tổng thống Đức gửi lời chúc mừng nồng nhiệt và nhấn mạnh: Việt Nam và Đức gắn kết với nhau thông qua những mối quan hệ đa dạng và cũng đã biến quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước thành hiện thực mới.

Với việc hai nước Đức và Việt Nam đồng thời là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, với việc Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và Đức là Chủ tịch luân phiên EU, Việt Nam và Đức trong năm nay có thể cùng nhau nỗ lực đặc biệt tốt cho các giải pháp khu vực và đa phương đối với những vấn đề thúc bách trên toàn cầu.

Điều đó được thể hiện rõ ở sự thành công  trong việc hạn chế đại dịch Covid- 19 của Việt Nam xứng đáng được ca ngợi.

Thêm vào đó Việt Nam còn hỗ trợ các nước, trong đó có Đức, bằng cách gửi tặng khẩu trang. Qua đó, đưa ra một tín hiệu xứng đáng được ghi nhận của tình đoàn kết giữa cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu. Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đặc biệt cám ơn Chủ tịch nước về điều đó.

Kết điện mừng, Tổng thống Đức chúc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và nhân dân Việt Nam phồn vinh và một tương lai hòa bình. 

Thành Nam

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc chúc mừng 75 năm Quốc khánh Việt Nam

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc chúc mừng 75 năm Quốc khánh Việt Nam

Nhân kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt Nam, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã có bài phát biểu chúc mừng.



Theo Báo VietNamNet

Đình chỉ 2 cán bộ công an ở Đắk Lắk đánh nhau vì mâu thuẫn tiền bạc

Một lãnh đạo Phòng Tham mưu Công an tỉnh Đắk Lắk chiều nay (31/8) xác nhận, hai cán bộ công an tỉnh vừa bị đình chỉ công tác để xác minh vụ việc đánh nhau do mâu thuẫn tiền bạc.

Cụ thể, ông Trần Hậu Tâm (đang công tác tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội) bị đình chỉ công tác 60 ngày, ông Mông Phạm Thái Bằng (đang công tác tại Phòng CSGT) bị đình chỉ 15 ngày.

Cũng theo vị lãnh đạo Phòng Tham mưu, sau khi có kết quả xác minh, tùy mức độ vi phạm, các đơn vị sẽ xử lý cán bộ sai phạm theo quy định. Việc đình chỉ công tác do thủ trưởng các đơn vị nơi hai cán bộ đang công tác quyết định để phục vụ công tác xác minh.

Trước đó, vào trưa ngày 27/8, trên đường 19/5, phường Ea Tam (TP Buôn Ma Thuột), ông Trần Hậu Tâm và Mông Phạm Thái Bằng đánh nhau do mâu thuẫn tiền bạc.

{keywords}
Ông Trần Hậu Tâm bị thương nặng được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Vụ đánh nhau khiến ông Trần Hậu Tâm vỡ xương hàm, chảy nhiều máu, đa chấn thương phải nhập viện cấp cứu.

Bắt một loạt nguyên lãnh đạo Agribank ở Đắk Lắk

Bắt một loạt nguyên lãnh đạo Agribank ở Đắk Lắk

Công an bắt nhiều nguyên lãnh đạo Agribank ở Đắk Lắk để điều tra về hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, gây thất thoát. 

Trùng Dương



Theo Báo VietNamNet

Hà Nội chỉ đạo khẩn khuyến cáo người dân không ăn pate Minh Chay

Hà Nội khuyến cáo người dân không sử dụng sản phẩm của Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới, những người có triệu chứng nhiễm độc liên hệ ngay cơ quan y tế.

Sau khi Bộ Y tế cảnh báo một số sản phẩm pate Minh Chay (do Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới sản xuất) chứa vi khuẩn Clostridium botulinum type B, UBND Hà Nội vừa có chỉ đạo khẩn đến các đơn vị liên quan. 

Cụ thể,  Sở Y tế được giao nhiệm vụ chủ trì, cùng đơn vị liên quan khẩn trương rà soát người ngộ độc thực phẩm do dùng các sản phẩm của công ty này. Văn bản chỉ đạo cũng yêu cầu Công ty sản xuất pate Minh Chay phải thông báo đến tất cả khách hàng không sử dụng sản phẩm thực phẩm đã mua.

TP cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm của Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới, yêu cầu công ty dừng sản xuất, kinh doanh; truy xuất, thu hồi các sản phẩm thực phẩm.

{keywords}
Hà Nội chỉ đạo khẩn khuyến cáo người dân không ăn pate Minh Chay.

Người tiêu dùng sử dụng sản phẩm khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như mệt mỏi, sụp mi mắt, khó nuốt, liệt cơ, khó thở... cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn, theo dõi sức khỏe.

Cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là các loại sản phẩm do Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới sản xuất.

 UBND các quận, huyện khẩn trương rà soát các sản phẩm của Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới có độc tố đang được bán trên địa bàn để ngăn chặn và thông báo ngay tới Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội.

Chi cục An toàn vệ sinh TP Hà Nội đã chuyển danh sách khách hàng đã đặt mua sản phẩm pate Minh Chay để gửi cho các tỉnh, TP thông báo thu hồi và xử lý kịp thời. Phòng Y tế huyện Đông Anh cũng đã nhắn tin cho hơn 1.000 khách hàng trên địa bàn đã đặt mua sản phẩm Pate Minh Chay thông báo ngừng sử dụng và thu hồi sản phẩm để xử lý theo quy định.

Theo Cục ATTP, trong thời gian qua (từ ngày 13/7 - 18/8/2020) đã xuất hiện rải rác 9 ca bệnh phải điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (2 ca), tại Bệnh viện Chợ Rẫy (5 ca) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM (2 ca) từ một số tỉnh, TP trong cả nước với triệu chứng mệt mỏi, sụp mi mắt, tứ chi yếu cơ, khó nuốt, liệt cơ, khó thở...

Thành Nam

Thủ tướng đồng ý thu phí cách ly người nhập cảnh từ 1/9

Thủ tướng đồng ý thu phí cách ly người nhập cảnh từ 1/9

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 ngày 27/8.



Theo Báo VietNamNet

Cháy dữ dội bãi giữ xe ở Sài Gòn, nhiều ô tô trơ khung

Lửa bùng cháy lớn tại bãi giữ xe ở ngoại ô Sài Gòn khiến gần 10 ô tô bị thiêu rụi, trong đó có nhiều xe buýt.

Khoảng 10h30 sáng nay (31/8), bãi giữ xe phế liệu trên đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, TP.HCM bất ngờ bùng cháy lớn.

{keywords}
Hiện trường vụ cháy với cột khói đen bốc cao nghi ngút

Phát hiện sự việc, người dân xung quanh hô hoán nhau dùng nước, bình chữa cháy mini tiếp cận dập lửa nhưng bất thành. Lửa nhanh chóng cháy lan, bao trùm dãy ô tô đậu bên trong. 

Tại hiện trường, ngọn lửa đỏ rực kèm cột khói bốc cao hàng chục mét. Nhiều người dân sinh sống gần đó lo sợ cháy phát ra nổ nên di chuyển ra xa.

{keywords}
Lửa đỏ rực bao trùm chiếc xe buýt

Lực lượng PCCC TP.HCM điều động nhiều xe cứu hỏa cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ đến hiện trường để ứng cứu vụ hỏa hoạn.

Sau khoảng 1 tiếng, đám cháy được khống chế. Vụ hỏa hoạn không có thương vong nhưng khiến khoảng 10 phương tiện bị cháy trơ khung, trong đó có nhiều xe buýt.

{keywords}
Khoảng 10 xe bị thiệu rụi, trơ khung

Hiện nguyên nhân đang hỏa hoạn đang được làm rõ.

Cháy lớn nhà hàng tiệc cưới ngoài trời ở Sài Gòn

Cháy lớn nhà hàng tiệc cưới ngoài trời ở Sài Gòn

Một nhà hàng tiệc cưới ngoài trời ở ngoại ô Sài Gòn bất ngờ cháy lớn, khói đen bốc cuồn cuộn giữa trưa.

Thảo Nguyên



Theo Báo VietNamNet