Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Sau Hà Nội và TP.HCM, các tỉnh đồng loạt đóng cửa quán bar, karaoke

Sau TP.HCM và Hà Nội hàng loạt các tỉnh thành trên cả nước đã ra các chỉ thị mới về phòng chống dịch Covid-19, trong đó có đóng cửa, tạm dừng nhiều dịch vụ không thiết yếu.

Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam đã ký văn bản hỏa tốc yêu cầu Sở Y tế chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị, phương tiện… phục vụ công tác phòng, chống dịch; thực hiện xét nghiệm nhanh cho tất cả các trường hợp về từ vùng dịch; lập phương án khoanh vùng, truy vết nếu có ca dương tính với SARS-CoV-2.

Sở Y tế Hải Phòng phải triển khai các tiêu chí bệnh viện an toàn, tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan trong các cơ sở và nhân viên y tế. Nếu để xảy ra tình trạng trên sẽ kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu.

Từ ngày 1/8, chính quyền khuyến cáo người dân trên địa bàn không ra khỏi nhà nếu không cần thiết. Người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng.

Đồng thời, khuyến cáo người dân hạn chế đến các vũ trường, quán Bar, Karaoke, phòng tập Gym… 

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng yêu cầu dừng hoạt động của các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường kể từ 0h ngày 1/8.

Các cơ quan, công sở, cơ sở kinh doanh, các khu vực tập trung đông người thực hiện nghiêm việc kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn và các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, không tập trung đông người, tổ chức việc cưới, tang lễ gọn nhẹ, an toàn.

Quảng Ninh đã lập 3 phòng tuyến phòng, chống dịch Covid-19 ở khu vực biên giới Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu.

UBND TP Hạ Long, Uông Bí, Sở Y tế, Sở Du lịch và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm chỉ đạo triển khai lại việc lắp đặt hệ thống đo thân nhiệt từ xa tại các khu, điểm du lịch và các khu vực tập trung đông người khác....

UBND tỉnh yêu cầu kiểm tra, rà soát toàn bộ các đường mòn, lối mở từ Móng Cái, Hải Hà đến Bình Liêu, trên cơ sở đó, thực hiện biện pháp xây dựng hàng rào ngăn chặn, tuyệt đối không để lọt người xuất nhập cảnh trái phép.

UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã có văn bản gửi các cơ quan ban ngành về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn. Đáng chú ý, tỉnh này yêu cầu dừng hoạt động một số dịch vụ tập trung đông người như quán bar, vũ trường, karaoke từ 0h ngày 1/8.

{keywords}
Các quán bar, karaoke ở Đồng Nai phải tạm dừng hoạt động từ ngày 1/8 

Trước đó, vào ngày 27/7, Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai cũng ra văn bản đề nghị thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Theo văn bản ban hành vào chiều nay, UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài, nơi đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng, gữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với nhau.

Bên cạnh đó, thực hiện tạm dừng các hoạt động tôn giáo, lễ hội, hội thảo, hội nghị,.. chưa thực sự cần thiết.

Đặc biệt, tỉnh này yêu cầu tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu như vũ trường, quán bar, karaoke.

Đồng Nai là tỉnh giáp ranh với TP.HCM, có hàng trăm cơ sở kinh doanh quán bar và karaoke quy mô lớn, tập trung đông người vui chơi từ các tỉnh, thành lân cận.

Trong đợt tái bùng phát dịch bệnh này, Đồng Nai đã thực hiện cách ly gần 1.400 người trở về từ các vùng dịch như Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội, TP. HCM, Đắk Lắk.

Phú Yên: Chiều nay, UBND tỉnh có văn bản hỏa tốc gửi các sở, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo các biện pháp cấp bách phòng chống dịch, được áp dụng từ 0h ngày 1/8.

Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở massage, karaoke, vũ trường, quán bar, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các điểm truy cập internet điện tử, các rạp chiếu phim.

Hạn chế hội họp, tổ chức các sự kiện, hoạt động tập trung đông người. Trong trường hợp thật sự cần thiết, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế xã hội với quy mô phù hợp.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương tự quyết định và chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện các yêu cầu về phòng chống dịch: đeo khẩu trang bắt buộc, giữ khoảng cách tiếp xúc phù hợp, phải có nơi rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, vệ sinh, lau dọn đồ dùng, phương tiện tại phòng họp; thực hiện giám sát về y tế và không tổ chức liên hoan tiệc mừng.

Bình Định: Từ 0h hôm nay, tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu gồm tiệm massage, karaoke, vũ trường, quán bar, các địa điểm du lịch, tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, rạp chiếu phim; tạm dừng các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

Các DN, cơ sở y tế được phép hoạt động chịu trách nhiệm sắp xếp kinh doanh, khám, chữa bệnh không để tập trung đông người, bắt buộc đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách tiếp xúc...

Chủ phương tiện vận tải không vận chuyển hành khách đến TP Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam), hạn chế đưa đón khách đến các tỉnh, thành phố có dịch.

Đắk Lắk: Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng (riêng đối với Đại hội Đảng cấp huyện và các hội nghị, cuộc họp có liên quan đến công tác chuẩn bị Đại hội; Thường trực Tỉnh ủy sẽ xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể).

Không tụ tập quá 20 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Dừng các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự;

Dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng; tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ: khu vui chơi, giải trí, karaoke, mát-xa, quán bar/pub, vũ trường, rạp chiếu phim, điểm truy cập internet công cộng, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, trò chơi có thưởng, phòng tập thể thao (gym, yoga…).

Đối với quán ăn, nhà hàng, quán cà phê trên địa bàn tỉnh, đề nghị thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của ngành Y tế.

UBND TP Cần Thơ ngày 31/7, có công văn yêu cầu các sở, ngành thực hiện phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Theo đó, UBND TP giao Sở Y tế kiểm tra các trường hợp có biểu hiện ho, sốt trong cộng đồng để kịp thời áp dụng biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Chú trọng xét nghiệm các trường hợp đã có biểu hiện ho, sốt, đã đến các nơi bị cách ly, phong toả có các ca nhiễm bệnh theo thông báo của Bộ Y tế. Đảm bào đầy đủ công cụ, phương tiện, vật tư phục vụ cho xét nghiệm trên diện rộng…

Đảm bảo sẵn sàng các cơ sở cách ly tập trung, kể cả bệnh viện đã chiến khi cần thiết. 

Đối với Sở VH,TT-DL, khẩn trương làm việc với các cơ sở lưu trú, khách sạn chọn làm điểm cách ly tập trung cho các đối tượng có thu phí theo quy định.

Phối hợp với ngành y tế, công an tăng cường kiểm tra, rà soát nắm danh sách các trường hợp từ Đà Nẵng, Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh miền Trung, từ ngày 5/7 đến nay thực hiện xét nghiệm ngay khi bị ho, sốt…

Việt Nam có ca đầu tiên tử vong vì mắc COVID-19 trên nền bệnh lý nặng

Việt Nam có ca đầu tiên tử vong vì mắc COVID-19 trên nền bệnh lý nặng

Việt Nam có ca đầu tiên tử vong vì mắc COVID-19 trên nền bệnh lý nặng  

Xuân An - Thu Hằng - Phạm Công - Hoài Thanh - Thành Nam



Theo Báo VietNamNet

Di dời tài sản ở cung thể thao, lập BV dã chiến chống Covid-19 tại Đà Nẵng

Nhiều cán bộ, người dân tập trung dọn dẹp, di dời tài sản ở cung thể thao Tiên Sơn để bàn giao mặt bằng xây dựng bệnh viện dã chiến chống dịch Covid-19.

XEM CLIP: 

Giám đốc Trung tâm Thể dục thể thao TP Đà Nẵng Ngô Trường Thọ chiều nay cho biết, đơn vị đang triển khai các nhiệm vụ chuẩn bị cho việc bàn giao mặt bằng tại cung thể thao Tiên Sơn để UBND TP và BCĐ phòng chống dịch bệnh Covid-19 xây dựng bệnh viện dã chiến.

Theo ông Thọ, ngay sau khi có chỉ đạo của UBND TP về việc trưng dụng Cung thể thao Tiên Sơn, đơn vị đã phân công cán bộ nhân viên tập gom tài liệu, dụng cụ, thiết bị làm việc cần thiết chuyển đến sân bóng đá Hòa Xuân...để bàn giao mặt bằng cho trung tâm trước ngày 3/8.

Tối 30/7, Thành ủy Đà Nẵng đề nghị UBND TP đẩy nhanh tiến độ và khẩn trương xây dựng bệnh viện dã chiến phục vụ cho phòng, chống Covid-19.

Việc lập bệnh viện dã chiến nhằm giảm tải cho các bệnh viện, trung tâm y tế đang bị phong tỏa, tập trung làm sạch ổ dịch tại ba bệnh viện: Đà Nẵng, C Đà Nẵng và Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng.

Ghi nhận chiều nay, tại cung thể thao nhân viên được huy động để dọn dẹp, di dời dụng cụ, thiết bị...

{keywords}
 Bên trong cung thể thao Tiên Sơn từ chiều nay ...
{keywords}
{keywords}
...Cán bộ nhân viên được huy động dọn dẹp để bàn giao mặt bằng
{keywords}
Khung gôn bóng đá mini được đưa ra vị trí bên ngoài
{keywords}
{keywords}
 Việc dọn dẹp diễn ra gấp rút
{keywords}
{keywords}
{keywords}
 Các tài liệu quan trọng được nhân viên đóng gói chuyển về sân bóng đá Hòa Xuân
{keywords}
{keywords}
 Cung thể thao Tiên Sơn có sức chứa 6.500 chỗ ngồi, gồm 2 tầng hầm và 4 tầng nổi, diện tích hơn 10.000 m2. Năm 2017, cung này từng được đầu tư 84 tỷ đồng để cải tạo, phục vụ APEC
Hà Nội đã lấy mẫu xét nghiệm 53.000 người về từ Đà Nẵng

Hà Nội đã lấy mẫu xét nghiệm 53.000 người về từ Đà Nẵng

Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới của TP Hà Nội chiều nay (31/7) họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung.


Hồ Giáp



Theo Báo VietNamNet

Ông Nguyễn Đức Chung: Từ 1/8 cấm trà đá vỉa hè, quán bar, karaoke

Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động sự kiện tập trung đông người, quán karaoke, trà đá vỉa hè. Các nhà hàng phải giãn cách đủ khoảng cách an toàn cho khách.

Kết luận cuộc họp tại Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội chiều nay (31/7), Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đánh giá hôm nay là ngày Việt Nam thông báo nhiều ca nhiễm nhất từ trước đến nay,  45 ca.

Tại Đà Nẵng, sau 6 ngày đã có 79 ca mắc. "Điều này thể hiện mức độ nguy hiểm, lây lan rộng hơn. Các ca nhiễm ở miền Trung có nhiều thành phần, độ tuổi, chủ yếu lây nhiễm từ các bệnh viện", Chủ tịch Hà Nội thông tin.

Ông Chung cho rằng, tại Đà Nẵng đã có lây nhiễm ra ngoài cộng đồng, lây nhiễm từ các hàng quán bên ngoài các bệnh viện. Theo nhận định từ cơ quan chức năng, khả năng đã có lây nhiễm từ đầu tháng, đã trải qua 4 giai đoạn, dự báo có thể còn tăng lên trong thời gian tới. Đặc biệt, các ca lây nhiễm thì phần lớn không có triệu chứng, chỉ phát hiện qua xét nghiệm.

{keywords}
Ông Nguyễn Đức Chung lý giải vì sao dừng hoạt động các quán bar, trà đá vỉa hè

Tại Hà Nội, từ chỉ đạo cách đây 6 ngày, các đơn vị đã vào cuộc đồng bộ, rất nghiêm túc. Các đơn vị đã tổ chức rà soát các trường hợp F1, F2 của hai bệnh nhân 447, 459.

“Chúng ta đã xét nghiệm 113/115 trường hợp F1 của hai bệnh nhân. Rất mừng kết quả bước đầu đều âm tính. 2 trường hợp của Gia Lâm đã chuyển mẫu lên, tối nay có kết quả. CDC cần thông tin sớm đề người dân yên tâm”, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo.

Lãnh đạo TP cũng lưu ý, việc rà soát người về từ Đà Nẵng đến nay đã lên tới hơn 53.000 người. Đây là con số tương đối lớn. Hiện đã xét nghiệm nhanh được hơn 18 nghìn trường hợp, trong đó có 10 trường hợp dương tính, đã xét nghiệm PCR để khẳng định, 1 trường hợp âm tính, còn lại đang chờ kết quả.

Ông Chung đánh giá, các đơn vị trên địa bàn thành phố đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của T.Ư và thành phố. Đã bám sát mục tiêu chỉ đạo là phát hiện nhanh, cách ly kịp thời, xét nghiệm nhanh, khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm vì chỉ qua xét nghiệm mới khẳng định được nhiễm hay không bị nhiễm.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tiếp tục rà soát triệt để người về từ Đà Nẵng, Quảng Nam, đặc biệt là đi bằng đường bộ, đường sắt. Các phương tiện truyền thông cần đưa tin để mọi người dân tự rà soát, phát hiện. Nếu ai về từ ngày 1/7, nếu đi qua các vùng theo khuyến cáo của Bộ Y tế cần tự giác khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm nhanh.

“Các trường hợp đi từ Đà Nẵng, Quảng Nam về sẽ được test nhanh. Tiếp tục từ nay đến chiều ngày mai, 1/8 làm xong hơn 53.000 người. Nếu rà soát còn tiếp thì tiếp tục xét nghiệm. Với các trường hợp nghi ngờ thì xét nghiệm PCR để khẳng định”, ông Chung nói.

 Nguy cơ lây lan cao, cấm triệt để trà đá, hàng nước

Ông Chung yêu cầu, tất cả các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở trên địa bàn thành phố đều phải lấy mẫu xét nghiệm. Nếu có đến thăm khám ở bệnh viện thì các bệnh viện phải xử lý theo đúng quy trình khám chữa bệnh phòng chống Covid-19.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quán bar, karaoke, sự kiện đông người dừng hoạt động. Nhà hàng, siêu thị bán hàng thì phải đảm bảo giãn cách đúng khoảng cách.

“Quán bar, karaoke, quán nước, hàng nước vỉa hè phải dừng hoạt động. Các lực lượng chức năng phải đi nhắc nhở để cấm triệt để”, ông Chung nói. Chủ tịch Hà Nội lý giải, theo tìm hiểu, một số quán hàng nước ở xung quanh các Viện C, Viện Đa khoa, Viện chỉnh hình ở Đà Nẵng cũng đã có hiện tượng lây nhiễm.

Người đứng đầu TP cũng yêu cầu Sở GD&ĐT và các quận huyện làm tốt công tác khử khuẩn, chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp, chuẩn bị đo thân nhiệt, khẩu trang cho thí sinh. Các phòng thi phải tổ chức vệ sinh. Các lớp học từ mẫu giáo mầm non đến tiểu học thì sau mỗi buổi học phải dọn vệ sinh.

Lực lượng công an chủ trì làm tốt công tác quản lý người nước ngoài nhập cảnh, đặc biệt là đường bộ.

{keywords}
Cuộc họp của Ban Chỉ đạo Hà Nội 

CDC ngay tối hôm nay phải xuất đủ test nhanh cho các quận, huyện để cho các quận huyện xét nghiệm nhanh xong số 53.000 người. “Nếu xét nghiệm xong số này thì góp phần đánh giá thực trạng để đề ra biện pháp, giải pháp khác phù hợp”, ông Chung yêu cầu.

Cùng với đó, các đơn vị phải chuẩn bị đầy đủ vật tư tiêu hao, quần áo bảo hộ để phòng chống dịch. Kích hoạt lại việc chuẩn bị từ con người đến dụng cụ vận chuyển. Bổ sung các trang thiết bị. Sở Công thương chủ trì rà soát đôn đốc tất cả chuỗi bán lẻ, chuẩn bị sẵn sàng phương án đảm bảo hàng hóa, không để tăng giá…

Thành Nam



Theo Báo VietNamNet

Bộ đội biên phòng ngăn chặn hơn 16.000 người vượt biên trái phép

Từ đầu năm đến nay, các chốt chặn dọc biên giới của bộ đội biên phòng đã ngăn chặn trên 16.000 người xuất nhập cảnh trái phép.

Hội nghị Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về phòng, chống dịch Covid-19 hôm nay (31/7) diễn ra tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Báo cáo tại hội nghị Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cho biết BĐBP vẫn duy trì lực lượng gần 10.000 người ở các tổ chốt biên giới với 7.000 BĐBP và 3.000 người còn lại là dân quân, công an, kiểm lâm, lực lượng y tế.

Từ đầu năm đến nay, BĐBP đã ngăn chặn trên 16.000 người xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới. "Đây là con số rất lớn thể hiện sự quyết liệt của BĐBP trong triển khai phòng chống dịch, đặc biệt là nguồn nguy cơ lây lan trong cộng đồng", Thiếu tướng Lê Văn Phúc nói.

{keywords}
Thiếu tướng Lê Văn Phúc

Vừa qua một số nhỏ người nhập cảnh trái phép đã lọt vào trong cộng đồng, BĐBP đã xử lý quyết liệt đường dây tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép, kiên quyết khởi tố. Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh BĐBP cho biết: "Hiện chúng tôi lập 30 chuyên án, bắt giữ 90 đối tượng, trong đó đã khởi tố 30 đối tượng xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới.... Chỉ tiêng trong tháng này có trên 2.415 người bị bắt giữ qua đường mòn, lối mở". 

Tướng Phúc cho biết, Việt Nam có đường biên giới dài trên 5.000 km đường bộ, 3.200 km đường biển nên với 1.600 tổ chốt nên khó khăn bởi lực lượng "rất mỏng". Ông cũng cảnh báo biên giới mở nên các đối tượng nhập cảnh trái phép dễ trót lọt. Tội phạm tổ chức theo dõi cán bộ, chiến sĩ, thấy chỗ nào sơ hở thì lợi dụng đưa người nhập cảnh trái phép.

Còn theo Thiếu tướng Lê Đức Thái, phụ trách Bộ Tư lệnh BĐBP, sau khi Đà Nẵng phát hiện ca mắc Covid-19 mới, Bộ Tư lệnh đã thành lập 10 đoàn công tác, trong đó có 8 đoàn đi kiểm tra, kiểm soát biên giới trên hai tuyến phía Bắc và Tây Nam; 2 đoàn kiểm tra có hay không chuyện lơ là trách nhiệm, làm ngơ tiếp tay cho xuất nhập cảnh trái phép.

Theo ông Thái, tính đến ngày 30/7, qua tổng hợp báo cáo nhanh các đoàn cho thấy 100% cán bộ, chiến sĩ, đơn vị biên phòng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, chưa phát hiện trường hợp nào có dấu hiện liên quan đến hoạt động dẫn người xuất nhập cảnh trái phép.

{keywords}
Thiếu tướng Lê Đức Thái

Phụ trách Tư lệnh Biên phòng cho rằng, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép không phải khi có dịch mới xuất hiện mà đó là một trong các loại tội phạm thường xảy ra tại khu vực biên giới. 

“Quan điểm Bộ Tư lệnh Biên phòng là tiếp tục đấu tranh hiệu quả, siết chặt quản lý, giáo dục bộ đội. Nếu có trường hợp vi phạm, chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định", Thiếu tướng Lê Đức Thái khẳng định.

Trước khả năng dịch bệnh có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài, Thượng tướng Trần Đơn yêu cầu các đơn vị liên quan lên kế hoạch thay quân luân phiên từ nay đến cuối năm nhằm đảm bảo sức khỏe cho bộ đội, tiếp tục bồi dưỡng, duy trì lực lượng.

Thượng tướng Trần Đơn yêu cầu, trách nhiệm của Chỉ huy trưởng Biên phòng là điều hành bảo vệ tuyến biên giới. "Anh nào để xảy ra vượt biên trái phép phải chịu trách nhiệm. Ai có biểu hiện vi phạm thì xử lý nghiêm, cần thiết có thể cách chức, xử lý cán bộ, đồng thời phối hợp công an, địa phương triệt phá cho được các đường dây đưa người nhập cảnh trái phép", ông nêu.

{keywords}
Thượng tướng Trần Đơn phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Dự báo thời gian tới, dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ dịch bệnh lây vào các đơn vị quân đội là rất cao. Để tiếp tục phòng, chống dịch hiệu quả, Ban Chỉ đạo đề nghị toàn quân triển khai quyết liệt, đồng bộ việc rà soát, khai báo y tế các trường hợp đã đến Đà Nẵng từ 1/7/ và các địa điểm nguy cơ lây nhiễm.

Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị vừa chống dịch, vừa thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, nhất là tổ chức tốt Đại hội Đảng trong quân đội.

Thành Nam

Đà Nẵng xét nghiệm Covid-19 toàn bộ người dân khu phong tỏa

Đà Nẵng xét nghiệm Covid-19 toàn bộ người dân khu phong tỏa

Ngành y tế Đà Nẵng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19  người dân sống trong khu vực phong tỏa.



Theo Báo VietNamNet

Người từ Đà Nẵng về Hà Nội tăng lên 53.000, nguy cơ dịch Covid-19 lây lan

Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới của TP Hà Nội chiều nay (31/7) họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung.

Báo cáo mở đầu, GĐ Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết, tại Việt Nam lũy tích đến 13h chiều, có 509 ca mắc Covid-19 tại 36 tỉnh, thành phố. Trong đó, Đà Nẵng 79 ca, Quảng Nam 8 ca, Hà Nội 2 ca, TP.HCM 2 ca, Quảng Ngãi 1 ca và Đắk Lắk 1 ca. 

Thống kê của 30 quận huyện thị xã, toàn thành phố đã ghi nhận: 53.768 người về từ Đà Nẵng từ ngày 8/7 đến nay và đã lấy mẫu xét nghiệm. 

Trong 403 trường hợp được lấy mẫu làm xét nghiệm PCR, có 253 trường hợp có biểu hiện lâm sàng (218 trường hợp đã có kết quả âm tính, còn lại 185 trường hợp chưa có kết quả).

{keywords}
Người dân từ Đà Nẵng trở về test nhanh tại điểm Trung tâm y tế Hai Bà Trưng

Xét nghiệm test nhanh cho 18.459 trường hợp ghi nhận 10 trường hợp có kết quả dương tính. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm khẳng định bằng kỹ thuật PCR, kết quả 8/10 trường hợp có kết quả PCR âm tính (còn 2 trường hợp tại Gia Lâm chưa gửi mẫu).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã cấp gần 52.000 test xét nghiệm nhanh cho 30 quận, huyện, thị xã. Tính đến 12h trưa nay, thành phố đã xét nghiệm nhanh cho 21.732 người dân trên địa bàn thành phố. 

GĐ Sở Y tế cho biết: "Qua điều tra truy vết, đến nay đã xác minh có 115 trường hợp F1 được lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly tập trung, đã có kết quả 113 mẫu âm tính. Đối với các trường hợp có biểu hiện ho sốt thì được chuyển đến cách ly điều trị tại các bệnh viện.

Sở Y tế nhận định, dịch bệnh tiếp tục gia tăng nhanh tại Đà Nẵng đã lây lan sang các tỉnh thành khác trong đó có Hà Nội. Thời gian qua việc giao lưu đi lại đặc biệt là nghỉ dưỡng của người dân giữa các tỉnh TP là rất lớn và nhiều người dân đã không còn tuân thủ các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay... nên tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh có thể tiếp tục xuất hiện và lây lan tại cộng đồng Hà Nội trong thời gian tiếp theo.

Thành Nam

'Chạy đua' xét nghiệm nhanh 21.000 người từ Đà Nẵng trở về Hà Nội

'Chạy đua' xét nghiệm nhanh 21.000 người từ Đà Nẵng trở về Hà Nội

Phòng chống lây nhiễm Covid-19, từ nay đến 2/8, Hà Nội xét nghiệm nhanh cho toàn bộ hơn 21.000 người trở về từ Đà Nẵng.



Theo Báo VietNamNet

Lại thêm 28 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào TP.HCM

Tại quận Bình Tân, Công an giữ 28 người Trung Quốc. Còn tại quận Tân Phú, công an tạm giữ người cầm đầu đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Hiện Công an quận Bình Tân phối hợp cùng với các cơ quan chức năng đưa 28 người Trung Quốc nói trên đi cách ly.  Công an cũng lấy lời khai để điều tra, làm rõ lộ trình nhập cảnh trái phép của họ vào Việt Nam.

{keywords}
Phòng thu âm ở quận Bình Tân, nơi có 28 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép  ẩn náu tại đây

Trước đó, qua công tác quản lý địa bàn và nguồn tin quần chúng, sáng 31/7 công an quận Bình Tân phối hợp cùng Công an phường Tân Tạo để kiẻm tra hành chính một phòng thu âm ở Tỉnh lộ 10. Tại đây, Công an phát hiện 28 người có quốc tịch Trung Quốc.

Qua làm việc, cả 28 người Trung Quốc đều không xuất trình được giấy tờ nhập cảnh vào Việt Nam có con dấu xác nhận của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Hiện 28 người Trung Quốc đều bị đưa đi cách ly, xét nghiệm dịch tễ và chờ làm rõ, xử lý sau.

Trong diễn biến khác, ngày 31/7 Công an đang tạm giữ một người đề điều tra làm rõ về vai trò cầm đầu đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Người này được xác định là mang quốc tịch Việt Nam, bị công an tạm giữ khi đang có mặt tại siêu thị Aeon Mall Tân Phú.

Người này bị cho là có liên quan đến hoạt động nhập cảnh trái phép vào Việt Nam của nhóm 11 người quốc tịch Trung Quốc bị phát hiện vào sáng 30/7.

Cụ thể, rạng sáng 30/7, tổ công tác Công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú khi đi tuần tra, phát hiện một nhóm người Trung Quốc ở con hẻm 539 đường Luỹ Bán Bích. Khi thấy công an, nhóm người Trung Quốc bỏ chạy tán loạn.

Công an đã đuổi theo, giữ được 9 người. Sau đó, có sự phối hợp của tổ công tác 363 Công an quận Tân Phú giữ thêm 2 người nữa.

11 người này được xác định đến từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, có 2 người xuất trình được hộ chiếu, 9 người còn lại thì không có.

Họ khai, cả nhóm có 19 người, cùng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để tránh dịch Covid-19 ở Trung Quốc và sang đây  tìm kiếm việc làm. Họ chỉ mới đến quận Tân Phú vào ngày 29/7 và đến sáng 30/7 thì bị công an giữ.

Công an đang truy xét thêm 8 người còn lại.

Tám người lội sông nhập cảnh trái phép từ nước ngoài về Việt Nam

Tám người lội sông nhập cảnh trái phép từ nước ngoài về Việt Nam

Đồn Biên phòng Bắc Sơn (Quảng Ninh) cho biết, vừa bắt giữ nhiều người có hành vi nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam qua khu vực biên giới TP Móng Cái. 

Linh An



Theo Báo VietNamNet

Đà Nẵng xét nghiệm Covid-19 toàn bộ người dân khu phong tỏa

Ngành y tế Đà Nẵng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19  người dân sống trong khu vực phong tỏa.

XEM CLIP:

Sáng nay, ngành y tế Đà Nẵng tiến hành xét nghiệm Covid-19 cho người dân sống trong khu vực phong tỏa gần 3 bệnh viện Đà Nẵng, bệnh viện C, bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

Ngành y tế trưng dụng trường THCS Nguyễn Huệ (đường Quang Trung, quận Hải Châu) để lấy mẫu xét nghiệm. Ngôi trường này nằm trong khu vực đang bị phong tỏa.

{keywords}
{keywords}

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm người dân sống trong khu phong tỏa

Trong sáng nay, hơn 1.000 người sống trong khu vực đeo khẩu trang, đội mưa đến xét nghiệm kiểm tra. Nhân viên y tế bố trí sẵn ghế ngồi đợi và giữ khoảng cách theo quy định.

Tại khu lấy mẫu, người dân thực hiện kê khai y tế và được lấy mẫu dịch họng, mẫu máu để xét nghiệm được bố trí theo theo 1 vòng di chuyển.

Theo ông Trần Thế Sơn, Chủ tịch UBND phường Thạch Thang (quận Hải Châu) ngoài các bệnh viện thì hiện nay trong khu vực phong tỏa có khoảng 600 hộ dân với gần 3.000 nhân khẩu.

{keywords}

Người dân che dù đi đến điểm xét nghiệm

{keywords}

Người được bố trí ghế ngồi giữ khoảng cách theo quy định

{keywords}

Nhân viên y tế lấy mẫu dịch họng 

{keywords}

Hàng chục nhân viên y tế được bố trí để lấy mẫu

Lập 8 chốt kiểm soát ngăn chặn người ra vào tại các cửa ngõ của TP

Cụ thể, 8 chốt chặn gồm Nam hầm Hải Vân, quận Liên Chiểu; đoạn dẫn lên đèo Hải Vân, đường Nguyễn Văn Cừ (quận Liên Chiểu); Đường 14G (huyện Hòa Vang, giáp Quảng Nam); đường Quốc lộ 14B (huyện Hòa Vang, giáp Quảng Nam); QL 1 (huyện Hòa Vang, giáp Quảng Nam); tỉnh lộ 605 (huyện Hòa Vang, giáp Quảng Nam); Dự án tổ hợp Du lịch và giải trí Cocobay, đường Trường Sa (quận Ngũ Hành Sơn); điểm cuối đường Trần Đại Nghĩa (quận Ngũ Hành Sơn).

Tại các điểm chốt, lực lượng liên ngành tiến hành kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, không để người và phương tiện ra vào TP, trừ các trường hợp đặc biệt như công vụ, xe chở bệnh nhân ra Huế…

Lực lượng y tế cũng có mặt, kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế đối với tất các hành khách trên xe; kịp thời phát hiện các trường hợp nghi nhiễm để báo cáo với BCĐ phòng chống dịch thành TP.

Các hoạt động vận chuyển của các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, các hoạt động vận tải của xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi, xe buýt có hành trình đi qua TP không được dừng đỗ tại TP để đón, trả khách…


Hồ Giáp

'Chạy đua' xét nghiệm nhanh 21.000 người từ Đà Nẵng trở về Hà Nội

'Chạy đua' xét nghiệm nhanh 21.000 người từ Đà Nẵng trở về Hà Nội

Phòng chống lây nhiễm Covid-19, từ nay đến 2/8, Hà Nội xét nghiệm nhanh cho toàn bộ hơn 21.000 người trở về từ Đà Nẵng.



Theo Báo VietNamNet

Bé trai 6 tuổi ở Nghệ An rơi từ tầng 9 khách sạn tử vong

Chủ tịch UBND phường Hưng Bình (TP Vinh, Nghệ An) Phan Thanh Sơn cho biết, một bé trai vừa tử vong do rơi từ tầng 9 khách sạn.

Tối qua (30/7), một nữ nhân viên phục vụ của khách sạn Thượng Hải (TP. Vinh, Nghệ An) đưa con trai là cháu Đ.C.N. (SN 2014, trú xã Nam Kim, huyện Nam Đàn) đến khách sạn chơi và ngủ lại qua đêm.

{keywords}
Công an phường Hưng Bình có mặt tại khách sạn để làm rõ vụ việc

Đến khoảng 7h sáng nay, trong lúc người mẹ này đi làm việc thì cháu N. ở lại, chơi một mình tại căn phòng trên tầng 9.

Trong lúc chơi đùa, cháu bé trèo lên cửa sổ hành lang và bị rơi từ tầng 9 xuống mái tầng 3 của khách sạn tử vong tại chỗ.

Nhận tin báo, Công an phường Hưng Bình cùng Công an TP. Vinh nhanh chóng có mặt bảo vệ hiện trường, điều tra nguyên nhân sự việc.

Hiện thi thể bé trai đang được gia đình đưa về quê mai táng. 

Quốc Huy – Phạm Tâm

Nạn nhân thứ tư vụ sập giàn giáo ở phố Nguyễn Công Trứ đã tử vong

Nạn nhân thứ tư vụ sập giàn giáo ở phố Nguyễn Công Trứ đã tử vong

Cơ quan chức năng xác định danh tính 4 nạn nhân trong vụ sập giàn giáo tại 16 Nguyễn Công Trứ (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).



Theo Báo VietNamNet

Ngư dân báo công an bắt giữ 6 người Trung Quốc trên thuyền lạ

Thấy thuyền chở 6 người Trung Quốc từ biển tiến vào bờ, chị Hương liền báo lực lượng công an bắt giữ.

Theo đó, ngày 29/7, chị Vy Thị Hương (xã Hải Đông, TP Móng Cái, Quảng Ninh) đang khai thác thủy sản tại bãi biển khu vực thôn 2, xã Hải Đông thì phát hiện một tàu lạ chở 6 người Trung Quốc di chuyển từ phía biển vào khu vực đất liền.

Thấy vậy, chị Hương liên lạc với chị Trịnh Thị Liều (cũng trú tại xã Hải Đông, làm nghề thu mua hải sản) để thông báo cho lực lượng công an và lãnh đạo xã Hải Đông.

Nhận được tin báo, lãnh đạo xã Hải Đông đã thông tin lên Công an TP Móng Cái, phối hợp với các lực lượng chức năng vào cuộc khoanh vùng đối tượng.

{keywords}
6 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bằng thuyền

Đến 10h cùng ngày đã ngăn chặn, bắt giữ 6 người trên tàu nhập cảnh trái phép vào TP Móng Cái.

Đồng thời bắt giữ chủ tàu, người lái taxi (phối hợp vận chuyển người trái phép). Hiện Công an TP Móng Cái đang tiếp tục vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc để xử lý trước pháp luật.

Trong ngày hôm qua (30/7), tại khu vực mốc 1364 (2) + 200, thôn Lục Phủ, xã Bắc Sơn (TP Móng Cái, Quảng Ninh), Đồn Biên phòng Bắc Sơn phát hiện 45 người Việt Nam nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam.

Những người này sang Trung Quốc tìm việc làm nhưng không được nên lội sông biên giới để trở về.

Sau khi điều tra, những người này đã được đưa vào khu cách ly tại TP Móng Cái.

Phạm Công

Hai khách nhập cảnh từ Trung Quốc về Hà Nội, dùng giấy tờ giả định bay đi TP HCM

Hai khách nhập cảnh từ Trung Quốc về Hà Nội, dùng giấy tờ giả định bay đi TP HCM

Hai hành khách nhập cảnh qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc vào Việt Nam tại cửa khẩu Hà Giang rồi dùng giấy tờ giả nhập cảnh trái phép ở Nội Bài định bay đi TP.HCM



Theo Báo VietNamNet

Bộ GTVT công bố mở thêm cảng cạn ở Long Biên

Sáng nay, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật chính thức công bố ra mắt cảng cạn Long Biên.

Phát biểu tại lễ ra mắt, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Nhật cho biết, trong thời kỳ khó khăn và dịch Covid -19 toàn cầu như hiện nay, việc vận chuyển hàng hoá container xuất nhập khẩu qua các cảng cạn Việt Nam đang khá sôi động.

Dự kiến năm 2020 lượng hàng container sẽ vượt 10 triệu TEUs.

{keywords}
Thứ trưởng GTVT Nguyễn Nhật công bố ra mắt cảng cạn Long Biên

Cảng cạn Long Biên ra mắt sẽ tạo thành một tổ hợp logistic cho hoạt động xuất nhập khẩu và hàng hoá thương mại kinh tế.

“Hiện nay chi phí logistics của VN rất cao khoảng 20-22% tổng chi phí, trong khi các nước phát triển trong khu vực chỉ 10 - 12%. Lý do là sự liên kết giữa các tuyến giao thông tuy tốt hơn nhưng chưa đồng bộ; sự liên kết giữa các cảng biển, cảng hàng không, đường sắt vẫn đang còn hạn chế. Do vậy cảng cạn Long Biên ra đời sẽ góp phần tạo điều kiện giảm chi phí logistics”, ông Nhật nói.
 
Cảng cạn Long Biên có tổng diện tích 120.000m2, công suất khai thác 135.000 TEUs, được quy hoạch khoa học và trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, hoạt động 24/7.

{keywords}
Cảng cạn Long Biên rộng 120.000 m2

Cảng cạn Long Biên là cánh tay nối dài với hệ thống cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu đường bộ từ Bắc vào Nam, cách cảng Hải Phòng 100 km, cảng Lạch Huyện 122 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 26km, biên giới Trung Quốc 126km

Đây cũng là cửa ngõ các khu công nghiệp trọng điểm phía Bắc, giao thông thuận lợi, dễ dàng kết nối với các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên và nhiều tỉnh thành phía Bắc.

Tháng 5 vừa qua, cảng cạn Long Biên được Bộ Tài chính công nhận là địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.

Hàng hóa nhập cảng sẽ được vận chuyển thẳng về cảng cạn Long Biên và mở tờ khai giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu các loại chi phí, giảm đầu mối tiếp xúc và ùn tắc ở cảng biển. 

Cảng cạn Long Biên ra đời vào đúng thời điểm Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia thuộc khối liên minh Châu Âu (AVFTA) bắt đầu có hiệu lực ngày 1/8, theo đó các mặt hàng xuất nhập khẩu được giảm thuế suất, kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại sẽ gia tăng.

Nhu cầu của doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như các dịch vụ logistics theo đó cũng sẽ gia tăng.

Quảng Nam tiếp tục cách ly xã hội 5 huyện, thị xã từ 0h ngày 1/8

Quảng Nam tiếp tục cách ly xã hội 5 huyện, thị xã từ 0h ngày 1/8

Sau TP Hội An, tỉnh Quảng Nam tiếp tục quyết định cách ly xã hội đối với 5 huyện, thị xã trong vòng 15 ngày.

Vũ Điệp 



Theo Báo VietNamNet

Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ vững mạnh là nâng tầm trí tuệ dân tộc

Theo Thường trực Ban Bí thư, khi đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ vững mạnh, chính là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc ta, tăng thêm sức mạnh nội sinh của đất nước.

Sáng nay (31/7), tại Hà Nội diễn ra Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo.

Chưa bao giờ mất niềm tin

Tại hội nghị, PGS, TS Lê Thị Quỳnh Mai (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư) cho hay, trong thời gian chống dịch Covid-19 vừa qua có thể nhìn thấy rất nhiều hình ảnh cán bộ y học dự phòng có mặt ở các 'điểm nóng' như Hạ Lôi, BV Bạch Mai, Đà Nẵng, sân bay quốc tế, các khu cách ly tập trung... họ đã miệt mài truy vết virus SARS-COV-2.

{keywords}
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng và Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng tham quan triển lãm

Ngoài ra, còn có các cán bộ của phòng thí nghiệm luôn trong trang phục bảo hộ khó chịu miệt mài lấy mẫu bệnh phẩm để cho ra kết quả sớm nhất.

Theo bà Mai, tại các thời điểm khác nhau và các ổ dịch khác nhau, tất cả cán bộ y học dự phòng đều có mặt, là cấu phần không thể thiếu, đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của y học Việt Nam.

Là người tham gia gia tất cả các hoạt động phòng chống dịch từ 2003 đến nay, bà Mai cho hay, cá nhân mình và các cán bộ làm việc trong hệ thống y học dự phòng đều chưa bao giờ nghĩ đến mục đích là làm công việc đó để được tặng thưởng, ghi nhận, có một huân chương nào đó, mà đều hướng đến sức khoẻ cộng đồng ở Việt Nam và cả thế giới.

Bà Mai cũng bày tỏ, bất kỳ một sai sót nào đều trở thành mục tiêu bị chỉ trích nặng nề, có thể làm mất tinh thần và động lực để làm việc. Cán bộ trong hệ thống cũng có lúc dao động nhưng chưa bao giờ mất niềm tin và chấp nhận thách thức, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ để trưởng thành.

{keywords}
PGS, TS Lê Thị Quỳnh Mai

Bà chia sẻ, nhiều bạn trẻ trong hệ thống y học dự phòng xin tham gia công tác chống dịch vì không muốn trở thành người phía sau nơi có dịch, mà muốn trở thành nhân chứng của tháng ngày khó khăn đáng nhớ của Việt Nam và thế giới.

GS, TS Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam bày tỏ, trong lịch sử dựng nước và giữ nước, những trí thức Việt Nam chân chính, yêu nước bao giờ cũng đứng về phía đất nước, chia sẻ số phận với nhân dân mình.

Theo ông, phải xây dựng đội ngũ cán bộ, những người làm công tác vận động trí thức là người có uy tín, nhiệt huyết, am hiểu mục đích ý nghĩa việc mình làm, thực sự tin điều mình nói. Có như vậy mới có thể động viên, thuyết phục được người khác.

Cần làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, khơi dậy trong đội ngũ trí thức lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, thách thức lớn nhất là cuộc chiến tranh thông tin trên không gian mạng.

Ông cho rằng, biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn thông tin sai sự thật chính là niềm tin của chúng ta vào sự quyết tâm, nghiêm minh của Đảng, Nhà nước trong xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng...

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Phát biểu tại hội nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng khẳng định, dù trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà luôn yêu nước nồng nàn, tự tôn, gắn bó và đồng hành với dân tộc.

Bằng hoạt động kiên trì, thầm lặng, tâm huyết và đầy sáng tạo, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ trên các lĩnh vực, đã góp phần quan trọng đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, kém phát triển và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

{keywords}
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng

Nhiều sản phẩm, công trình khoa học đã góp phần xây dựng luận cứ cho sự nghiệp đổi mới, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ nước nhà.

Nhiều sáng tạo về văn hóa, văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, làm phong phú hơn tâm hồn người Việt, nâng tầm văn hóa Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, hướng tới tương lai tươi sáng của dân tộc…

Nêu những thuận lợi, đan xen với những khó khăn, thách thức thời gian tới, Thường trực Ban Bí thư cho rằng, cần phải tiếp tục khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và khát vọng vươn lên, sức mạnh tổng hợp của nền văn hóa, con người Việt Nam, trọng dụng nhân tài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ.

Theo ông, trước yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới, hơn lúc nào hết, việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ trở thành nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Đảng.

“Khi đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ vững mạnh, chính là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc ta, tăng thêm sức mạnh nội sinh của đất nước.

Trí thức, văn nghệ sĩ không chỉ là người tiếp nhận định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, mà còn là người đồng hành tự nguyện, “đồng sáng tạo” với Đảng, với dân tộc trên con đường phát triển đất nước cường thịnh, bền vững.

Trí tuệ, sản phẩm, tiếng nói chân thực, trong sáng, hợp lòng dân, vì tương lai tươi sáng của dân tộc mà giới trí thức, văn nghệ sĩ sáng tạo ra, có sức lan tỏa, hiệu ứng nhanh và sâu rộng trong xã hội, góp phần tạo đồng thuận, niềm tin của dân đối với Đảng, với chế độ ta”, ông Vượng nói.

Thường trực Ban Bí thư đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, nhất là ngành Tuyên giáo, phải quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện có hiệu quả hơn nữa các chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức, về phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật, về giáo dục và đào tạo, về khoa học và công nghệ....

Đồng thời kịp thời nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước chủ trương, chính sách phù hợp, tháo gỡ bằng được những vướng mắc kéo dài lâu nay, tạo động lực sáng tạo của trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ.

Thủ tướng: Việt Nam luôn nuôi dưỡng trong mình khát vọng hùng cường

Thủ tướng: Việt Nam luôn nuôi dưỡng trong mình khát vọng hùng cường

Theo Thủ tướng, Việt Nam không còn là tên gọi của chiến tranh mà thực sự đã trở thành biểu tượng tinh thần vì hòa bình, một hình mẫu đổi mới, luôn nuôi dưỡng trong mình khát vọng hùng cường.

Hương Quỳnh - Ảnh: Ngọc Thắng



Theo Báo VietNamNet

Mua bán người trên toàn cầu diễn biến phức tạp trước đại dịch Covid-19

Sáng 30/7, tại TP Vinh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Công an và UBND tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng “ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2020.

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga chia sẻ: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, tội phạm mua bán người càng diễn ra phức tạp. Thông điệp mà Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterrs đã nói: “Đại dịch Covid-19 đã bộc lộ và làm trầm trọng thêm nhiều bất bình đẳng trên toàn cầu, tạo ra nhiều rào cản trên con đường đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Hàng triệu người có nguy cơ bị mua bán vì mục đích mại dâm, lao động cưỡng bức, hôn nhân cưỡng ép và các tội phạm khác”.

{keywords}
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình kêu gọi các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước chung tay hành động vì một xã hội không có tội phạm mua bán người

Cũng theo lời bà Nga, phụ nữ và trẻ em chiếm 70% số nạn nhân mua bán người bị ảnh hưởng tiêu cực nhất trong đại dịch Covid-19.

Ở nước ta, 6 tháng đầu năm 2020, toàn quốc phát hiện 60 vụ mua bán người, liên quan đến 85 đối tượng, lừa bán 90 nạn nhân (giảm 31,5% số vụ, tăng 40% đối tượng và giảm 39,7% số nạn nhân so với cùng kỳ 2019), nạn nhân đa số là phụ nữ và trẻ em. 

Thủ đoạn loại tội phạm mua bán người thường tổ chức xuất cảnh trái phép làm hợp đồng lao động thời vụ. Sau đó, những lao động này bị cưỡng bức ép bán dâm, bán làm vợ và thậm chí bán nội tạng. 

{keywords}
Vở kịch tuyên truyền về tội phạm mua bán người mà kẻ xấu lợi dụng 

Các đối tượng bị lợi dụng nhiều nhất là phụ nữ, trẻ em ở các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, người dân tộc thiểu số có trình độ hạn chế, hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

{keywords}
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga
{keywords}
Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công an và các cấp địa phương trong buổi lễ

“Đối tượng phạm tội lại là chính những nạn nhân từng bị lừa bán. Những vụ việc phụ nữ ra nước ngoài bán con sau khi sinh đang diễn biến phức tạp”, bà Nga thông tin.

Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó GĐ Công an tỉnh Nghệ An cho biết, tội phạm mua bán người hoạt động diễn ra ở vùng biên hoặc hoặc vùng giáp ranh do Bộ đội Biên phòng phụ trách.

“Xu thế hội nhập hiện nay khiến người đi xuất khẩu lao động ngày càng đông. Do sự bất bình đẳng giới tính từ đó nhiều phụ nữ ra ngoài làm vợ. Từ đó, nhiều đường dây đưa người trái phép ra nước ngoài được xác lập. Đồng thời tạo ra thị trường thu hút chân rết đưa người xuất khẩu lao động lén lút", Đại tá Hùng cho biết.

{keywords}
Cơ quan chức năng đưa H. về nhà ở Quỳ Hợp, Nghệ An sau hơn 1 năm bị bán ra nước ngoài

Phó GĐ Công an tỉnh Nghệ An nhấn mạnh, khi lực lượng Công an chính quy xuống tận cơ sở, bám sát địa bàn thì nạn buôn bán người sẽ được giảm thiểu tối đa.

Để ngăn chặn tội phạm mua bán người, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cho hay, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị các cấp vào cuộc một cách đồng bộ, quyết liệt.

Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện 8 vụ, 14 đối tượng phạm tội mua bán người và giải cứu 12 nạn nhân.

1 trong 2 nghi phạm giết tài xế Grabbike từng đi tù về tội mua bán người

1 trong 2 nghi phạm giết tài xế Grabbike từng đi tù về tội mua bán người

Đối tượng Đinh Văn Giáp (SN 1995, trú tại Văn Chấn, Yên Bái) từng đi tù về tội Mua bán người vào năm 2013.

Quốc Huy



Theo Báo VietNamNet

Quảng Nam tiếp tục cách ly xã hội 5 huyện, thị xã từ 0h ngày 1/8

Sau TP Hội An, tỉnh Quảng Nam tiếp tục quyết định cách ly xã hội đối với 5 huyện, thị xã trong vòng 15 ngày.

Sáng nay, ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký quyết định về việc cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại 5 huyện, thị xã gồm Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn và Thăng Bình.

Thời gian cách ly bắt đầu từ 0h ngày 1/8 đến 0h ngày 15/8.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng.

{keywords}
Quảng Nam lập các chốt kiểm soát, kiểm tra y tế
{keywords}
Quảng Nam tiếp tục cách ly xã hội 5 huyện, thị xã từ 0h ngày 1/8

Người dân được yêu cầu ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ trường hợp mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác. Những trường hợp cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn... được đi lại.

Chính quyền Quảng Nam yêu cầu người dân ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Tại nơi công cộng, người dân không được tập trung quá 2 người trở lên; tại công sở, trường học, bệnh viện, mọi người phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 m.

Tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, nhân viên phải đeo khẩu trang; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế. Thành phố yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ biện pháp hạn chế di chuyển, giao tiếp...

Tạm dừng các hoạt động giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao, lễ hội, hội thi, hội diễn, lễ kỷ niệm, triển lãm, nghi lễ tôn giáo; các khu, điểm du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đón mới khách du lịch, bãi tắm biển.

Dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng (trừ các trường hợp vì lý do công vụ; xe chở người cách ly; xe đưa đón công nhân, chuyên gia, xe chuyên chở hàng hóa…). Hạn chế đến mức tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.

Quảng Nam ghi nhận 8 ca dương tính Covid-19. Ngày 30/7, tỉnh ra quyết định cách ly xã hội theo chỉ thị 16 toàn thành phố Hội An, từ 0h ngày 31/7 đến 14/8.

Cùng ngày, Quảng Nam yêu cầu thị xã Điện Bàn và huyện Đại Lộc đóng cửa nhà hàng, quán ăn, quán rượu bia, cà phê, giải khát, bãi tắm... từ 0h ngày 31/7 đến 14/8.

Có 87 người từ Đà Nẵng về Hà Nội phát triệu chứng ho, sốt

Có 87 người từ Đà Nẵng về Hà Nội phát triệu chứng ho, sốt

Đã có hơn 21.000 người từ Đà Nẵng về Hà Nội, trong đó có 87 trường hợp ho, sốt, khó thở...

Lê Bằng



Theo Báo VietNamNet