Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Đà Nẵng dùng flycam ‘tuần tra’ khắp các ngõ, hẻm

Quận Hải Châu bay flycam để quan sát, ghi hình việc chấp hành quy định người dân "ai ở đâu thì ở đó" tại các ngõ, hẻm.

XEM CLIP:

Ngày 31/8, quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) tiếp tục sử dụng flycam thử nghiệm "tuần tra", giám sát các ngõ, hẻm trên địa bàn quận, ghi nhận việc chấp hành phòng, chống dịch của người dân.

Trong buổi sáng, 15 flycam được chia ra khắp 13 phường trên địa bàn quận Hải Châu, tập trung ghi hình các ngõ, hẻm. Toàn bộ flycam được nhóm Phát triển Đà Nẵng cùng một số tình nguyện viên hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Mỗi flycam có thể bay được khoảng 25 phút, kèm theo khoảng 8 pin để thay đổi bay trong nhiều giờ.

Anh Trần Hữu Đức Nhật, Trưởng nhóm Phát triển Đà Nẵng cho biết flycam được bay tầm thấp, thuận lợi trong việc quan sát các ngõ, hẻm nhỏ. Thiết bị này cũng phát ra âm thanh để người dân biết. Hệ thống cũng được cài đặt truyền ngay hình ảnh người dân vi phạm về UBND quận để xử lý tức thời.

{keywords}
Đà Nẵng sử dụng flycam ghi hình, kiểm soát người dân chấp hành phòng, chống dịch Covid-19 tại các ngõ, hẻm.

Trao đổi với VietNamNet, Bí thư quận Hải Châu – Vũ Quang Hùng cho biết, ngoài 15 flycam hiện tại, thời gian tới quận sẽ tăng cường thêm flycam bay vào ban đêm, phát hiện người ra ngoài qua cảm biến thân nhiệt.

“Người dân ở trong các ngõ, hẻm, khu phong tỏa cứng gần như chưa biết rõ nguy cơ lây lan dịch, có người thậm chí còn ngồi ngoài hiên nói chuyện. Xuất phát từ đó, quận đã lắp toàn bộ thống camera lưu động gắn tại các ngõ, hẻm hoạt động 24/24h. Bên cạnh đó, huy động flycam để giám sát. Khi phát hiện một số trường hợp vi phạm, đặc biệt là không đeo khẩu trang, công an phường sẽ xác minh, xử lý.

Qua những lần bay thử nghiệm để giám sát này, người dân biết được và thận trọng hơn. Sau khi có giấy phép chính thức, quận sẽ làm tốt hơn nữa để người dân chấp hành nghiêm việc ở nhà. Các flycam cũng sẽ được lắp thêm loa để phát cảnh báo nếu phát hiện người vi phạm”, ông Hùng nói và cho biết việc sử dụng máy bay không người lái phục vụ chống dịch đã được các nước trên thế giới áp dụng như Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ…

{keywords}
{keywords}
Quận Hải Châu sử dụng flycam để ghi hình, kiểm soát người dân chấp hành phòng, chống dịch tại các ngõ, hẻm.
{keywords}

{keywords}

15 flycam được chia ra khắp 13 phường trên địa bàn tập trung ghi hình các ngõ, hẻm
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Toàn bộ flycam được nhóm Phát triển Đà Nẵng cùng một số tình nguyện viên hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
{keywords}
{keywords}
Flycam được bay tầm thấp, thuận lợi trong việc quan sát các ngõ, hẻm nhỏ. Thiết bị này cũng phát ra âm thanh để người dân biết.
{keywords}
Hệ thống được cài đặt truyền ngay hình ảnh người dân vi phạm về UBND quận để xử lý tức thời. Ảnh: UBND quận Hải Châu
{keywords}
Công an phường Thuận Phước có mặt, nếu phát hiện người dân ra ngoài sẽ lập tức nhắc nhở.
{keywords}
Mỗi flycam có thể bay được khoảng 25 phút, kèm theo khoảng 8 pin để thay đổi bay trong nhiều giờ.

{keywords}

{keywords}
Flycam bay "tuần tra" tại các ngõ, hẻm vắng người.
{keywords}
Trưa 31/8, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng (giữa) có mặt tại địa bàn phường Thuận Phước ghi nhận việc triển khai flycam hỗ trợ phòng, chống dịch.

Hồ Giáp

Đà Nẵng hỗ trợ người nước ngoài gặp khó khăn vì dịch

Đà Nẵng hỗ trợ người nước ngoài gặp khó khăn vì dịch

Đà Nẵng lập đường dây nóng hỗ trợ cho người nước ngoài đang sinh sống trên địa bàn gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng ban hành Công điện chỉ đạo sẵn sàng ứng phó với thiên tai

Thủ tướng yêu cầu các đơn vị rà soát, chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ địa phương ứng phó với các tình huống thiên tai và tổ chức cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả khi có yêu cầu.

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Công điện 1107/CĐ-TTg gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sẵn sàng ứng phó với thiên tai.

Sẵn sàng ứng phó thiên tai

Thời gian qua, thiên tai, mưa lũ cực đoan đã xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, gây ra những thiệt hại rất lớn về người và tài sản.

Ở nước ta, “lũ chồng lũ, bão chồng bão”, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền Trung những tháng cuối năm 2020 cũng đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng, để lại hậu quả hết sức nặng nề, nhiều nơi đến nay vẫn đang phải tiếp tục khắc phục.

Hiện nay, đang là thời kỳ cao điểm về bão, lũ. Theo nhận định của cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, từ nay đến cuối năm có khoảng 7-9 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó 3-4 cơn bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta; nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất tại vùng núi khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong tháng 9, tháng 10; mưa lớn cực đoan tại khu vực Trung và Nam Trung Bộ vào tháng 10, 11 và nửa đầu tháng 12.

Để chủ động ứng phó thiên tai nhất là nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, bão và mưa lũ lớn kéo dài trên diện rộng như đã xảy ra tại khu vực miền Trung nhằm bảo vệ an toàn tính mạng của nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại, nhất là trong trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tăng cường chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức rà soát, cập nhật bổ sung các phương án ứng phó phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương theo phương châm “bốn tại chỗ”; chủ động xây dựng, tham mưu cho Chính phủ, Ban chỉ đạo và Ủy ban quốc gia các phương án chỉ đạo điều hành, ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, đặc biệt là trường hợp xảy ra lũ quét, sạt lở đất và mưa, bão lớn, ngập lụt kéo dài trên diện rộng, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ. Chỉ đạo vận hành hồ chứa, liên hồ chứa, đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình và hạ du cũng như khai thác hiệu quả tài nguyên nước.

2. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các đơn vị rà soát, chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ địa phương ứng phó với các tình huống thiên tai và tổ chức cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả khi có yêu cầu.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi sát tình hình, kịp thời đưa ra các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai sát với diễn biến thực tế, đảm bảo độ tin cậy để các cấp, các ngành và nhân dân biết, chủ động ứng phó có hiệu quả.

4. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao chỉ đạo kiểm tra, rà soát và triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, đập, hồ chứa nước, vận hành an toàn, hiệu quả hồ chứa thủy lợi, thủy điện, phù hợp với diễn biến mưa lũ.

5. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo kiểm tra, rà soát lực lượng, vật tư phương tiện, triển khai các phương án đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường không, đường biển trong trường hợp xảy ra mưa bão lớn và lũ, lụt kéo dài.

6. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các địa phương quan tâm bố trí nguồn lực để sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, khắc phục kịp thời sự cố đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu và các công trình phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ.

7. Bộ Y tế phối hợp với Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng, cập nhật phương án ứng phó thiên tai gắn với bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19, sẵn sàng phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh cho công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tại các địa phương.

8. Các Bộ ngành Trung ương theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại.

9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức kiểm tra rà soát phương án ứng phó thiên tai cụ thể, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể tại địa phương nhất là phương án di dời, sơ tán dân trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp; chủ động kiểm tra đê điều, hồ đập, các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố để đảm bảo an toàn; sẵn sàng lực lượng phương tiện trang thiết bị theo phương châm “bốn tại chỗ” để xử lý khi có tình huống xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Chú trọng công tác chỉ đạo vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện do địa phương quản lý, đảm bảo an toàn công trình và hạ du, nhất là trong các tình huống xả lũ khẩn cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác chủ động phòng, chống thiên tai trên địa bàn.

Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện; báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo VGP

Mưa đá ở TP.HCM, "vòi rồng" tại Bến Tre cảnh báo điều gì?

Mưa đá ở TP.HCM, "vòi rồng" tại Bến Tre cảnh báo điều gì?

Những hiện tượng bất thường như mưa đá, vòi rồng cho thấy hiện tượng thời tiết, thủy văn cực đoan diễn ra thường xuyên, phức tạp hơn và phá vỡ những quy luật thông thường.



Theo Báo VietNamNet

Ngày đầu shipper tái xuất ở 'vùng đỏ' TP.HCM

Shipper ở TP.HCM sau khi được test nhanh Covid-19, trở lại hoạt động trong quận sau thời gian tạm dừng để phòng chống dịch.

Sáng 31/8, nhiều shipper ở TP.HCM tìm đến các điểm xét nghiệm lưu động test nhanh Covid-19 để có giấy đi đường. 

Tại điểm xét nghiệm lưu động trường mầm non Vàng Anh, quận Gò Vấp, gần trăm shipper xếp hàng dài trên đường Quang Trung từ sáng sớm chờ tới lượt test nhanh. Nhiều tài xế cho biết phải chạy tìm nhiều nơi mới biết được điểm xét nghiệm này.

Trong buổi sáng, điểm xét nghiệm trường mầm non Vàng Anh đã test nhanh cho gần 100 shipper.

Anh Hà Minh Sơn, một shipper cho biết: "Được xét nghiệm miễn phí nên cũng ráng chờ để được đi làm".

Theo shipper Lê Đức Hoà, giao hàng tại quận 1, hôm nay anh chưa đi làm xét nghiệm do thuộc khu vực vùng xanh, vài hôm mới test một lần: "Nhưng chi phí mình tự trả", anh Hoà nói. Anh Hoà cho biết thêm, do chân anh đau nên cũng chỉ cố gắng giao mỗi ngày được vài đơn hàng, chi phí xét nghiệm đã chiếm phần lớn số tiền anh kiếm được, chưa kể rủi ro nhiễm bệnh cho mình và gia đình.

Một vài tài xế khác cho biết do không tìm được trạm xét nghiệm lưu động nên tìm đến nơi xét nghiệm dịch vụ với giá gần 300.000 đồng/ lần test nhanh. Một tài xế nói thêm: "Thà nghỉ ở nhà chứ đi làm chưa được gì mà đã tốn số tiền kha khá thế này".

Ghi nhận trong buổi sáng cùng ngày, các shipper đã hoạt động nhộn nhịp trên đường, tuy nhiên không ít người có tâm lý dè chừng chưa dám mở app chạy trở lại, hoặc chạy cầm chừng.

{keywords}
Shipper được lấy mẫu test nhanh Covid-19 tại điểm xét nghiệm trường mầm non Vàng Anh, Gò Vấp sáng 31/8

{keywords}

Các shiper rửa tay khử khuẩn trước khi lấy mẫu

{keywords}

Các tài xế ghi thông tin để được làm test nhanh

{keywords}

 Các shipper giao hàng được tái hoạt động sau một thời gian tạm dừng để phòng dịch Covid-19

{keywords}

Các shipper trình giấy đi đường đã được xét nghiệm cho công an tại chốt trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh 

{keywords}

Shipper giao hàng tại quận Phú Nhuận

{keywords}

Tại 'vùng xanh' như quận Phú Nhuận, shipper được giao hàng thoải mái từ nhiều ngày nay

{keywords}

Các tài xế vận chuyển hàng hoá đến cho người dân

{keywords}

Các shipper bận rộn trở lại sau một thời gian tạm dừng hoạt động 

{keywords}

Anh Hà Minh Sơn sau khi làm test nhanh đã nhận được vài đơn giao hàng trong quận 

{keywords}

Anh Sơn giao hàng đảm bảo khoảng cách với người trong khu phố 7, phường 7, quận Gò Vấp

{keywords}

Shipper treo đồ qua hàng rào cho người nhận

{keywords}

Anh Lê Đức Hoà cho biết mình đã được tiêm 2 mũi vắc xin; anh giao hàng trong quận 1, vài ngày xét nghiệm 1 lần nhưng chi phí tự trả

{keywords}

Người dân đặt hàng qua app được shipper giao đến tận hẻm

{keywords}

Shipper giao hàng qua hàng rào ở quận 1

{keywords}

Nhiều mặt hàng được giao trong sáng 31/8
{keywords}
Các shipper bắt đầu những ngày bận rộn do nhu cầu đặt hàng của người dân ngày càng tăng
Nên coi shipper cũng là lực lượng tuyến đầu

Nên coi shipper cũng là lực lượng tuyến đầu

Mới đây, TP.HCM xem xét cho shipper hoạt động trở lại. Theo tôi là đúng nếu như họ được tiêm chủng đầy đủ.

Giang Hào 



Theo Báo VietNamNet

Triệu tập người tung tin bịa đặt khối trưởng F0, cả phố F1

Một người đàn ông tung tin bịa đặt lên mạng xã hội về việc khối trưởng bị F0, cả khối thành F1 đang bị Công an TP Vinh triệu tập làm việc.
 

Hôm nay 31/8, ông Nguyễn Trung Dũng - Bí thư Đảng uỷ phường Vinh Tân (TP Vinh) cho biết, trên địa bàn phường vừa xảy ra 2 vụ việc tung tin bịa đặt về tình hình dịch bệnh Covid-19.

Trường hợp mới nhất là anh Trần Văn D. bị Công an TP Vinh triệu tập vì lí do tung tin bịa đặt lên mạng xã hội với nội dung: “Dở rồi, khối trưởng đi từng nhà phát phiếu đi chợ. Giờ khối trưởng F0, thế cả khối F1 rồi”.

{keywords}
Thông tin Trần Văn D. trú tại phường Vinh Tân chia sẻ lên mạng xã hội bị Công an TP Vinh gửi giấy triệu tập lên làm việc 

“Thông tin này là bịa đặt, gây hoang mang dư luận nên Công an TP Vinh đã gửi giấy triệu tập lần thứ 1 vào ngày hôm qua. Tuy nhiên, anh D. trú tại khối Quang Trung vẫn chưa lên công an làm việc. Chúng tôi đã xuống tuyên truyền, trấn an người dân và yêu cầu xử lí nghiêm những trường hợp đăng thông tin thất thiệt trên” - ông Dũng khẳng định.

Cùng ngày, Công an TP Vinh làm việc với chị Lữ Thị H. (SN 1995), trú tại xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đang tạm trú tại phường Vinh Tân vì đăng tải thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19.

Ngày 29/8, chị Lữ Thị H. đăng tải trên trang cá nhân nội dung: "Công ty Em-tech đã có F0. Công ty dấu (giấu) mấy hôm".

{keywords}
Chị H. tại cơ quan Công an

Quá trình xác minh, chị Lữ Thị H. là công nhân của Công ty Em-tech Việt Nam, đóng trên địa bàn phường Vinh Tân. Doanh nghiệp này có hơn 2.000 công nhân, đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào mắc Covid-19 nào. Hoạt động của doanh nghiệp này vẫn diễn ra bình thường.

Về nội dung của chị H. đăng tải đã khiến nhiều người lo lắng.

Tại cơ quan điều tra, chị H. thừa nhận thông tin mình đăng tải là không đúng sự thật.

Công an đã hoàn thiện hồ sơ, tham mưu cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt hành chính Lữ Thị H. với mức phạt từ 5-10 triệu đồng.

Hiện, trên địa bàn TP Vinh đang là điểm nóng phát hiện nhiều các ca Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng. Từ chiều nay, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố tiếp tục lấy mẫu lần 3 cho khoảng 500.000 người dân.

Thanh niên ở Cần Thơ bị phạt 10 triệu đồng vì đưa thông tin sai sự thật

Thanh niên ở Cần Thơ bị phạt 10 triệu đồng vì đưa thông tin sai sự thật

Nam thanh niên sử dụng Facebook cá nhân và Fanpage “Phước Cần Thơ” đăng tải nội dung thông tin, clip sai sự thật, xuyên tạc công tác phòng chống dịch, xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ.  

Quốc Huy



Theo Báo VietNamNet

Tài xế sửa giấy xét nghiệm Covid-19 bị phạt 5 triệu đồng

Lực lượng chức năng phạt 5 triệu đồng tài xế ô tô sửa giấy xét nghiệm Covid-19 tại chốt kiểm soát dịch bệnh khu công nghiệp Quang Minh.

Ngày 31/8, lãnh đạo huyện Mê Linh (Hà Nội) xác nhận, tại chốt phòng, chống dịch bệnh Covid- 19 Khu Công nghiệp Quang Minh phát hiện lập biên bản xử lý đối với lái xe ô tô sửa giấy xét nghiệm Covid-19 để lưu thông trên đường. 

{keywords}
Giấy xét nghiệm bị sửa thông tin

Thông tin ban đầu, vào khoảng 22h ngày 28/8, quá trình làm việc tại chốt phòng, chống dịch bệnh Covid- 19 tại Khu Công nghiệp Quang Minh, lực lượng chức năng kiểm tra xe ô tô mang biển kiểm soát 29H - 37147 do Nguyễn Trọng T (SN: 1978, thường trú Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội) điều khiển.

​Trong quá trình kiểm tra giấy tờ, Tổ công tác phát hiện T đã sửa chữa ngày xét nghiệm Covid-19 từ 21/8/2021 thành 26/8/2021 để đi qua chốt.

Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản, bàn giao người cùng giấy xét nghiệm Covid-19 bị sửa chữa cho Công an thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại cơ quan công an, tài xế T thừa nhận hành vi vi phạm của mình. Công an thị trấn Quang Minh đã lập hồ sơ, báo cáo Chủ tịch UBND thị trấn ra Quyết định xử phạt hành chính đối với T, mức phạt là 5 triệu đồng theo quy định tại Khoản 2, Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ.

Quyết Nguyễn

Phạt 3,7 triệu đồng người tự xưng 'tiến sĩ VTV' ở Hà Nội

Phạt 3,7 triệu đồng người tự xưng 'tiến sĩ VTV' ở Hà Nội

Cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt ông Nguyễn Đức (38 tuổi, ở khu đô thị Đặng Xá) về 3 lỗi vi phạm.



Theo Báo VietNamNet

Một số tỉnh miền Tây kéo dài giãn cách theo Chỉ thị 16

Đến sáng 31/8, tình hình dịch Covid-19 ở một số tỉnh miền Tây vẫn còn diễn biến phức tạp. Chủ tịch UBND một số tỉnh đã quyết định kéo dài giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh quyết định kéo dài giãn cách thêm 10 ngày. Ông Hẳn yêu cầu trong thời gian giãn cách phải thiết lập đường dây nóng (sử dụng số điện thoại của bí thư, chủ tịch UBND, chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, trưởng Trạm Y tế cấp xã…) để người dân liên hệ trực tiếp khi gặp khó khăn về đời sống, sức khỏe… có nhu cầu hỗ trợ, giúp đỡ trong thời gian giãn cách xã hội.

Dừng hoạt động chợ trên các địa bàn có nguy cơ cao và rất cao, tuyệt đối không cho người dân ra khỏi nhà. UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức đầu mối đi chợ “thay” hoặc cung ứng lương thực, thực phẩm và dịch vụ thiết yếu (y tế, điện, nước, gas, vệ sinh môi trường…) cho các hộ gia đình, nhất là người nghèo, người già, phụ nữ và trẻ em, nhóm người yếu thế.

Đến sáng 31/8, Trà Vinh có 1.326 ca F0 (42 ca nhập cảnh); 611 người được điều trị khỏi; 11 trường hợp tử vong.

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang quyết định giãn cách theo Chỉ thị 16 đến hết ngày 15/9, trên địa bàn TP Mỹ Tho và các huyện Chợ Gạo, Châu Thành, Cái Bè, Gò Công Đông, thị xã Cai Lậy, thị xã Gò Công.

Đồng thời, giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 ở các huyện Cai Lậy, Gò Công Tây, Tân Phước và Tân Phú Đông. Tính đến chiều 30/8, Tiền Giang đã có 9.986 F0; 5.175 người khỏi bệnh và 236 ca tử vong. Tỉnh đã tiêm vắc xin cho hơn 287.000 người.

{keywords}
Công an kiểm soát giấy đi đường ở Bến Tre. Ảnh: Cổng UBND tỉnh 

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre quyết định kéo dài giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến 0h ngày 10/9. Đến sáng 31/8, Bến Tre có 1.751 F0; 1.214 người được điều trị khỏi; 42 trường hợp tử vong.

Long An là tỉnh có nhiều ca F0 nhất ĐBSCL đến thời điểm này với hơn 22.600 trường hợp. Long An vừa quyết định kéo dài giãn cách theo Chỉ thị 16 trên phạm vi toàn tỉnh.

Trong đó, các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Cần Đước, Tân Trụ và TP Tân An giãn cách đến hết ngày 13/9.

Đối với thị xã Kiến Tường và các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ giãn cách đến hết ngày 6/9.

T.Chí 

Cần Thơ tăng tốc xét nghiệm cộng đồng, đến 2/9 làm sạch địa bàn

Cần Thơ tăng tốc xét nghiệm cộng đồng, đến 2/9 làm sạch địa bàn

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường yêu cầu phải tăng tốc lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng, phấn đấu đến ngày 2/9 làm sạch các địa bàn.



Theo Báo VietNamNet

Công an đột kích 'đại bản doanh' của băng trộm liên tỉnh Thủy 'tơ'

Công an tỉnh Thái Bình chia làm 10 mũi đột kích vào sào huyệt của băng trộm cắp liên tỉnh do anh em Thủy "tơ" cầm đầu.

Ngày 30/8, Công an TP Thái Bình phối hợp với lực lượng Cảnh sát cơ động tỉnh Thái Bình triển khai hơn 10 mũi đột kích vào “đại bản doanh” và các địa điểm của băng nhóm trộm cắp liên tỉnh do anh em Thủy “tơ” điều hành.

Thủy “tơ” tên thật là Hoàng Xuân Thủy (43 tuổi) và em trai là Hoàng Văn Sinh (39 tuổi) biệt danh Sinh “tơ”. Đây là nhóm đối tượng giang hồ có tiếng ở Thái Bình.

Thời gian gần đây, băng nhóm của anh em Thủy “tơ” có nhiều hoạt động gây chú ý, Công an Tỉnh đã cho trinh sát nắm bắt tình hình, lên kế hoạch triệt phá vây bắt.

9h ngày 29/8, Công an TP Thái Bình và Cảnh sát cơ động tỉnh đã triển khai hơn 10 mũi đột kích vào các địa điểm của băng nhóm này.

Trong đó, một mũi đột kích trọng điểm bất ngờ ập vào ngôi nhà ở thôn Tam Lạc, xã Vũ Lạc, TP Thái Bình để bắt giữ trực tiếp anh em Thủy “tơ”, Sinh “tơ”.

Quá trình bị vây bắt, đối tượng cầm đầu là Thủy “tơ” còn manh động dùng kiếm chống lại lực lượng công an. Tuy nhiên hắn đã bị khống chế và bắt giữ ngay sau đó.

Khám xét nhà đối tượng, công an thu nhiều bằng chứng về hành vi trộm cắp tài sản, đồng thời phát hiện một lượng lớn ma tuý được cất giữ trong một chiếc vali. Công an Thái Bình đang phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra mở rộng.

Nguyễn Thu Hằng

Băng nhóm ở Thái Bình dùng hung khí cướp tài sản liên tỉnh

Băng nhóm ở Thái Bình dùng hung khí cướp tài sản liên tỉnh

Băng nhóm đi xe máy từ TP Thái Bình sang TP Nam Định mang theo dao, tìm "con mồi" là phụ nữ đi một mình lúc đêm khuya để chặn lại, dí dao vào cổ, đe dọa nạn nhân đưa tiền, điện thoại, trang sức.



Theo Báo VietNamNet

CSGT đưa cháu bé bị bỏng nặng đi cấp cứu trong đêm

Thấy một phụ nữ ôm con nhỏ bị bỏng nặng nhờ giúp đỡ, tổ công tác thuộc Phòng CSGT, Công an tỉnh Bình Dương nhanh chóng đưa cháu bé đi cấp cứu trong đêm. 

Theo Cục Cảnh sát giao thông, khoảng 19h ngày 29/8, tổ công tác thuộc Đội CSGT, phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương làm nhiệm vụ trên tuyến đường tỉnh 741, tại Cổng KCN Tân Bình (huyện Bắc Tân Uyên) bắt gặp một phụ nữ trên tay ôm cháu bé trong tình trạng cơ thể bị bỏng rộp đến nhờ giúp đỡ.

{keywords}
Tổ công tác tặng quà, nhu yếu phẩm cho gia đình cháu bé bị bỏng. Ảnh: Cục CSGT

Tổ công tác đã phân công 2 cán bộ dùng xe tuần tra nhanh chóng hỗ trợ đưa cháu bé đến bệnh viện Becamex TX Bến Cát cấp cứu. Sau khi cấp cứu và tiến hành lấy mẫu test Covid-19 cho kết quả âm tính, tổ công tác đã tiếp tục hỗ trợ đưa cháu bé về nhà.

Nhận thấy hoàn cảnh của gia đình cháu bé đặc biệt khó khăn khi bố mẹ làm thuê ở tiệm gỗ, cháu bé bị bỏng đang điều trị bướu nhưng không có tiền để phẫu thuật. Tổ công tác thuộc Đội CSGT vận động cán bộ chiến sỹ ủng hộ giúp đỡ gia đình cháu bé với số tiền mặt 3,5 triệu đồng cùng nhu yếu phẩm thiết yếu để chia sẻ, hỗ trợ vượt qua khó khăn.

Đoàn Bổng

CSGT dùng ô tô đặc chủng chở cụ ông bệnh tim đi cấp cứu

CSGT dùng ô tô đặc chủng chở cụ ông bệnh tim đi cấp cứu

Hai người con chở cha bằng xe gắn máy đi cấp cứu nhưng hỏng xe dọc đường. Họ đã được cảnh sát giao thông (CSGT) trợ giúp.  



Theo Báo VietNamNet

Sau chùm ca Covid-19 ở đám tang, hơn 150.000 dân phải giãn cách xã hội

Chùm ca bệnh Covid-19 vừa được ghi nhận tại một đám tang ở thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) khiến toàn bộ huyện này phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15.

Thông tin từ UBND huyện Nga Sơn, Chủ tịch huyện vừa ký quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ toàn huyện bất đầu từ 6h ngày 31/8.

Trước đó, qua điều tra, truy vết nhưng người có liên quan tới chùm ca bệnh Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực (TP Thanh Hóa), huyện Nga Sơn đã truy vết được nhiều trường hợp từng đến bệnh viện này điều trị, chăm sóc người thân từ ngày 15/8 đến ngày 30/8, nên đã thực hiện các xét nghiệm.

{keywords}
Lực lượng ngành y tế Thanh Hóa lấy mẫu xét nghiệm những người liên quan

Đến tối ngày 30/8, huyện Nga Sơn đã ghi nhận có 3 ca mắc Covid-19. Cả 3 ca bệnh này đều liên quan tới một đám tang tại tiểu khu Long Khang, thị trấn Nga Sơn diễn ra hôm 26/8.

Để kịp thời ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh, Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn quyết định thực hiện giãn cách xã hội toàn huyện hơn 150.000 dân theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ 0h ngày 31/8.

Thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 đối với 4 tiểu khu gồm: Long Khang, Thắng Thịnh, Trung Bắc và Bách Lợi, thuộc thị trấn Nga Sơn. Thời gian cách ly bắt đầu từ 6h ngày 31/8 cho đến khi có thông báo mới.

Tính từ ngày 27/4 đến sáng ngày 31/8, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận tổng cộng 302 ca mắc Covid-19.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành công điện khẩn tạm dừng các hoạt động các tiệm, cơ sở cắt tóc, gội đầu, thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp; các chợ cóc, chợ tạm cho đến khi có thông báo mới.

Lê Dương

Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã ở Thanh Hóa lơ là chống dịch

Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã ở Thanh Hóa lơ là chống dịch

Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã ban hành quyết định về việc tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch xã Thiệu Chính do lơ là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.



Theo Báo VietNamNet

Việt Nam đặc xá cho 21 phạm nhân nước ngoài, có 10 người Trung Quốc

Thứ trưởng Bộ Công an cho biết có 21 phạm nhân mang quốc tịch nước ngoài được đặc xá, trong đó có 10 người quốc tịch Trung Quốc, 2 phạm nhân người Nhật Bản được đặc xá trong trường hợp đặc biệt.

Tại họp báo công bố quyết định đặc xá năm 2021 của Chủ tịch nước vào sáng 31/8, Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, trong số 3.028 phạm nhân được Chủ tịch nước đặc xá lần này có 283 phạm nhân thuộc tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ.

Trả lời câu hỏi về 2 cựu Thứ trưởng Công an Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành có trong danh sách đặc xá lần này hay không, Thiếu tướng Lê Quốc Hùng cho biết, 2 ông đã thi hành xong án, không thuộc phạm nhân đặc xá lần này.

Thứ trưởng Công an cũng thông tin thêm, trong số 283 phạm nhân được đặc xá thuộc các tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã nộp số tiền 24 tỉ đồng để thực hiện các bản án dân sự và bồi hoàn dân sự.

{keywords}
Thiếu tướng Lê Quốc Hùng trả lời họp báo 

Người nộp nhiều nhất là phạm nhân Trần Khắc Hiệp tại Trại giam Thanh Xuân đã nộp 10 tỉ đồng. Còn trong tổng số phạm nhân được đặc xá lần này có một số phạm nhân đã thực hiện bản án dân sự và chấp hành quy định về khắc phục hậu quả với tổng cộng 80 tỉ đồng.

Trả lời câu hỏi của báo chí nước ngoài, ông Hùng khẳng định: "Theo quy định của pháp luật Việt Nam không có phạm nhân về chính trị. Chúng tôi không phát biểu về cái này. Đây là những phạm nhân phạm vào các tội được quy định trong Bộ Luật Hình sự".

Ngoài ra, ông cũng cho biết thêm, trong các phạm nhân được đặc xá có 19 phạm nhân có quốc tịch nước ngoài với 7 quốc tịch khác nhau. Cụ thể, quốc tịch Trung Quốc có 10 phạm nhân, Nigeria có 3, Campuchia 2; còn quốc tịch Malaysia, Hàn Quốc, Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ và Đài Loan có 1 phạm nhân. Ngoài ra, có 2 phạm nhân người Nhật Bản được đặc xá trong trường hợp đặc biệt. 

Trong đợt đặc xá lần này có 499 người dân tộc thiểu số của Việt Nam, 314 phạm nhân là người có tôn giáo.

Hơn 3.000 phạm nhân được đặc xá

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà công bố quyết định đặc xá năm 2021 của Chủ tịch nước cho 3.026 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 3 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, 6 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, có đủ điều kiện.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong những năm qua, xuất phát từ truyền thống nhân đạo, Đảng, Nhà nước đã tiến hành nhiều đợt đặc xá tha tù cho những phạm nhân có quá trình cải tạo lao động, học tập tốt, trở về với cộng đồng và xã hội.

{keywords}
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà

Đặc xá năm 2021 tiếp tục một lần nữa khẳng định chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với người phạm tội, khuyến khích họ hối cải, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội.

Đồng thời, đặc xá cũng ghi nhận kết quả cải tạo, chấp hành tốt các nội quy, quy định của phạm nhân; là kết quả của quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân, thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa trại giam, gia đình, các cơ quan có liên quan và toàn xã hội trong việc thực hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Theo ông Hà, quá trình xét quyết định đặc xá cho những phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và những phạm nhân đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đều được thực hiện chặt chẽ, công khai, công bằng, chính xác và đảm bảo dân chủ theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khác với các lần đặc xá trước đây, quyết định về đặc xá lần này đã có những quy định chặt chẽ hơn về điều kiện. Do đó, số phạm nhân được đặc xá lần này cũng ít hơn so với các lần đặc xá trước.

“Chính sách hình sự của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với những người có hành vi phạm tội là “nghiêm trị”, kết hợp với “khoan hồng”. Chính vì vậy, hình phạt mà pháp luật hình sự áp dụng không chỉ nhằm trừng trị những người có hành vi phạm tội mà còn nhằm cải tạo họ trở thành có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và quy tắc xử sự của cuộc sống. Mặt khác, đặc xá còn thể hiện truyền thống nhân ái, bao dung của Đảng, Nhà nước Việt Nam và tính ưu việt của Nhà nước Việt Nam đối với người phạm tội bị kết án phạt tù đã thực sự cải tạo tốt”, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Thu Hằng

Chủ tịch nước quyết định đặc xá hơn 3.000 phạm nhân dịp 2/9

Chủ tịch nước quyết định đặc xá hơn 3.000 phạm nhân dịp 2/9

Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá cho 3.026 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 3 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, 6 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, có đủ điều kiện.



Theo Báo VietNamNet