Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Ba miền rộn ràng đón chào năm mới 2021

Hàng vạn người ở Hà Nội, TP.HCM... từ khắp các ngả đường đổ về trung tâm cùng chào đón năm mới 2021 sau một năm đầy biến động.

Dịp Tết Dương lịch 2021, TP.HCM bắn pháo hoa tại 4 điểm. Hai điểm tầm cao là khu vực đầu đường hầm vượt sông Sài Gòn (quận 2) và tòa nhà Landmark 81, khu vực Công viên Central Park (phường 22, quận Bình Thạnh).

Hai điểm tầm thấp còn lại là công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11) và Khu công nghệ cao (quận 9). 

Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại 3 điểm là hồ Gươm, công viên Thống Nhất và sân vận động Mỹ Đình.

Một số điểm ở Hà Nội, TP.HCM cũng diễn ra các sự kiện chào năm mới 2021: Quảng trường Cách Mạng Tháng 8 (Hà Nội), Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, phố đi bộ Nguyễn Huệ... thu hút hàng chục nghìn người theo đến theo dõi.

Ngoài 7 điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội và TPHCM, trên cả nước còn có nhiều điểm trình diễn nghệ thuật đặc sắc. 

Các địa phương cũng đã yêu cầu người dân và lực lượng chức năng tăng cường công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, trong đó bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài đường.



Theo Báo VietNamNet

Ông Trần Quốc Vượng: Chú trọng công tác dân vận của các cơ quan nhà nước

"Chú trọng công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, nhất là công tác dân vận chính quyền, bởi đây là nơi quyết định và cũng là nơi tổ chức thực thi chính sách, pháp luật".

Sáng nay 31/12, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác dân vận nhiệm kỳ ĐH XII của Đảng, tổng kết công tác dân vận năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và hơn 3 nghìn đại biểu dự trực tuyến tại các địa phương.

Thường trực Ban Bí thư - Trần Quốc Vượng (Ảnh: Thanh niên)
Thường trực Ban Bí thư - Trần Quốc Vượng (Ảnh: Thanh niên)

Điểm nổi bật trong nhiệm kỳ qua là công tác dân vận đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cơ chế phối hợp trong hệ thống chính trị; nâng cao chất lượng tham mưu cho các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo; góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật, phát huy hiệu quả cơ chế dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, dân chủ ở cơ sở, quyền làm chủ của nhân dân; tích cực góp phần vào công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phòng chống tham nhũng, lãng phí; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Trong đó, phong trào thi đua “Dân vận khéo” được đẩy mạnh, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng.

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, kịp thời nắm bắt tình hình nhân dân, phát huy dân chủ, chủ động tham gia giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Đặc biệt, công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài được quan tâm, chủ động nắm tình hình, hạn chế xảy ra các điểm nóng phức tạp về an ninh trật tự...

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai công tác dân vận tại địa phương, Bí thư tỉnh ủy Lai Châu Giàng Páo Mỷ cho biết, là tỉnh miền núi biên giới với hơn 80% đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế xã hội con nhiều khó khăn, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền lôi kéo kích động, chống phá đảng, nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Vì vậy, tỉnh đã tích cực đổi mới công tác dân vận trong cơ quan nhà nước gắn với chức năng nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành. Trong đó ưu tiên huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội thiết yếu hỗ trợ đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Bí thư tỉnh ủy Lai Châu Giàng Páo Mỷ cho rằng: "Chúng tôi xác định một số giải pháp trong thời gian tới về công tác dân vận tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, làm tốt quy chế dân chủ ở cơ sở  tăng cường đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân thường xuyên tiếp xúc lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân và kịp thời giải quyết những kiến nghị nguyện vọng chính đáng của nhân dân".

Phát biểu tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng khẳng định, những kết quả quan trọng trong công tác dân vận góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, nhà nước và nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác dân vận tại các địa phương, đơn vị, ông Trần Quốc Vượng cho rằng: Thời gian tới, trước những thời cơ và thách thức mới, đặc biệt là dịch Covid -19 vẫn diễn biến khó lường, đặt ra yêu cầu cao đối với công tác dân vận của Đảng.

Do đó, Ban dân Vận Trung ương cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị đối với công tác dân vận của Đảng, lấy sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ đảng viên. Đặc biệt, cần cụ thể hóa và thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” gắn với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh: "Chú trọng công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, nhất là công tác dân vận chính quyền, bởi đây là nơi quyết định và cũng là nơi tổ chức thực thi chính sách, pháp luật. Cán bộ đảng viên phải “Thực sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân”.

Phát buy vai trò nêu gương trong cuộc sống, nhất là cán bộ quản lý. Tạo chuyển biến thực sự trong việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng , dư luận xã hội trong nhân dân một cách khoa học, thực chất để kịp thời giải quyết, tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến đơi sống nhân dân."

Ông Võ Văn Thưởng: Cần vượt qua cám dỗ, đặt danh dự trên từng trang viết

Ông Võ Văn Thưởng: Cần vượt qua cám dỗ, đặt danh dự trên từng trang viết

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, đội ngũ người làm báo cần vượt qua cám dỗ, thực sự tâm huyết, công tâm, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân trên từng trang viết.

Theo vov.vn



Theo Báo VietNamNet

Tổng thống Putin chúc mừng năm mới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước

Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi lời chúc mừng dịp Năm mới 2021 và Tết cổ truyền Việt Nam tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Theo thông cáo mới được đăng tải trên website chính thức của Điện Kremlin, trong thông điệp chúc mừng, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các động lực tích cực trong mối quan hệ Nga-Việt trong nhiều lĩnh vực, bất chấp những khó khăn gây ra bởi đại dịch Covid-19.

Người đứng đầu nhà nước Nga bày tỏ tin tưởng rằng, thông qua những nỗ lực chung của Nga và Việt Nam, "Hai bên sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, đáp ứng đầy đủ lợi ích của nhân dân hữu nghị hai nước, đồng thời với việc củng cố hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Điện Kremlin thông tin.

{keywords}
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Putin

Cùng ngày, Tổng thống Putin cũng đã gửi lời chúc năm mới đến lãnh đạo và nguyên lãnh đạo của nhiều quốc gia trên thế giới, lãnh đạo các tổ chức quốc tế.

Chiều nay, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam cũng gửi lời chúc mừng năm mới. Theo Đại sứ quán, năm 2020 là một năm đầy phức tạp, đòi hỏi nhiều sức lực và ý chí.

"Năm qua đã cho ta thấy cái giá của tình thương, sự quan tâm và chịu đựng. Chúc cho Năm mới 2021 đem lại không chỉ niềm vui, mà còn nhiều những sự kiện tốt lành cho mỗi gia đình. Chúng tôi xin chúc các bạn và gia đình dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt!", trang fanpage của Đại sứ quán Nga đăng lời chúc.

Thành Nam

Tổng thống Nga Putin: Tôi đồng ý với 'Tuyên bố Hà Nội'

Tổng thống Nga Putin: Tôi đồng ý với 'Tuyên bố Hà Nội'

Theo tin từ Đại sứ quán Nga, tham dự và phát biểu tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS được tổ chức vào tối qua (14/11) Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá cao vai trò của EAS đối với các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế. 



Theo Báo VietNamNet

Bắt đối tượng trong đường dây nhập cảnh trái phép liên quan BN1440

Chiều 31/12, Công an tỉnh An Giang cho biết, cơ quan An ninh điều tra vừa bắt giữ một đối tượng nằm trong đường dây tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép, có liên quan đến vụ bệnh nhân 1440.

Đối tượng này bị bắt giữ khi đang trốn tại Bình Dương. Hiện, đối tượng đang được cách ly tập trung tại Bình Dương.

Sau khi hoàn tất việc cách ly, đối tượng sẽ được đưa về tỉnh An Giang để phục vụ công tác điều tra.

Trước đó, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang đã khởi tố vụ án hình sự “Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép” xảy ra tại huyện An Phú.

{keywords}

Chiếc xe tài xế M.V.T chở bệnh nhân 1440

Công an tỉnh An Giang cho biết, bệnh nhân số 1440 (32 tuổi, quê Vĩnh Long), nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, qua đường biên giới tại huyện An Phú.

Sau đó, bệnh nhân 1440 và 5 người khác (trong đó có bệnh nhân 1451, 1452) được tài xế M.V.T. (30 tuổi) lái ô tô đưa về hướng Long An, TP.HCM.

Sau khi nhận được thông tin, Công an tỉnh An Giang chủ động tung lực lượng trinh sát phối hợp với Công an các tỉnh: Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cần Thơ và TP.HCM tập trung rà soát những người tiếp xúc với bệnh nhân 1440.

Từ đó, Công an tỉnh An Giang phát hiện đường dây nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Công an tỉnh An Giang cho biết, đây là vụ án phức tạp, gây hoang mang trong cộng đồng và ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chống dịch Covid-19 của nước ta.

“Ban Giám đốc công an tỉnh quyết tâm chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp cùng các cơ quan chức năng trong và ngoài tỉnh sớm bắt giữ được các đối tượng có liên quan đến đường dây nhập cảnh trái phép này, để trừng trị nghiêm minh theo pháp luật”, lãnh đạo Công an tỉnh An Giang nói. 

Công an An Giang đề nghị các tập thể, cá nhân biết được thông tin liên quan đến đường dây nhập cảnh trái phép này, kịp thời cung cấp cho cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh (qua số điện thoại 0947.664.882, gặp cán bộ Hoàng Mạnh Thắng).

Khởi tố vụ án đưa người nhập cảnh trái phép liên quan bệnh nhân 1440

Khởi tố vụ án đưa người nhập cảnh trái phép liên quan bệnh nhân 1440

Ngày 30/12, đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang cho biết, cơ quan ANĐT công an tỉnh vừa khởi tố vụ án hình sự để điều tra hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép, liên quan đến bệnh nhân 1440. 

Hoài Thanh 



Theo Báo VietNamNet

Xe tải gây tai nạn liên hoàn, 6 ô tô bẹp rúm ở hầm Hải Vân

Xe tải do anh Thự điều khiển vừa chạy ra khỏi hầm Hải Vân thì tông vào ô tô phía trước, gây ra vụ tai nạn liên hoàn.

Khoảng 13h chiều nay (31/12), tài xế Hoàng Văn Thự (SN 1987, trú tỉnh Thái Bình) điều khiển xe tải BKS: 17H-00120 chạy trong hầm Hải Vân, theo hướng Bắc - Nam.

{keywords}
Xe tải anh Thự điều khiển bị mất thắng

Khi vừa ra khỏi hầm (địa phận quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), xe của anh Thự tông vào ô tô chạy phía trước.

{keywords}
Ô tô gặp nạn hư hỏng

Cú tông mạnh khiến 4 ô tô chạy cùng chiều tông vào nhau, tạo thành tai nạn liên hoàn 6 xe dính nhau.

Vụ tai nạn khiến tài xế Thự bị thương, được đưa đi cấp cứu. Tại hiện trường, các xe gặp nạn bị biến dạng, hư hỏng nặng.

{keywords}
{keywords}
Các phương tiện hư hỏng nặng sau tai nạn

Nhận tin báo, lực lượng CSGT Công an quận Liên Chiểu có mặt điều tiết giao thông, điều tra nguyên nhân.

Hồ Giáp

Dùng máy xúc giật cabin cứu tài xế bị mắc kẹt sau tai nạn liên hoàn

Dùng máy xúc giật cabin cứu tài xế bị mắc kẹt sau tai nạn liên hoàn

Vừa qua hầm Phước Tượng khoảng 500m, 4 phương tiện gồm 1 ô tô bán tải và 3 xe tải bất ngờ đâm vào nhau. Một tài xế bị kẹt cứng trong cabin được giải cứu sau gần 1 giờ gặp nạn.  



Theo Báo VietNamNet

Cảnh tắc đường nghẹt thở ngày cuối cùng của năm ở 2 thành phố lớn

Các tuyến phố, bến xe tại hai thành phố lớn nhất cả nước ngày cuối cùng của năm đông kẹt cứng. Dòng người nườm nượp về quê nghỉ 3 ngày lễ Tết Dương lịch.

Kỳ nghỉ Tết Dương lịch kéo dài 3 ngày nên nhiều người dân nườm nượp rời thành phố về quê và đi chơi, khiến nhiều tuyến đường, các cửa ngõ của 2 thành phố lớn trở nên kẹt cứng trong chiều cuối năm.

Tại Hà Nội, từ 16h chiều, các tuyến đường chính dẫn tới bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát đã trở nên kẹt cứng. Người dân đổ ra hai bên đường để đón xe về quê tại các điểm chờ xe buýt; cầu vượt dành cho người đi bộ... dọc tuyến đường Phạm Hùng hướng về cửa ngõ Nam thành phố.

{keywords}
Người dân tràn ra đường đón xe về quê nghỉ lễ từ rất sớm
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Tại bến xe Mỹ Đình, lượng khách đông hơn so với ngày thường, nhưng không có cảnh chen lấn, ùn ứ
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Khách xếp hàng đợi lên xe về quê
{keywords}
{keywords}
 Những tuyến đường chính của Hà Nội đông ngột ngạt
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Lỉnh kỉnh đồ về quê
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Đường Nguyễn Trãi hướng vành đai 3 ùn tắc kéo dài hơn 2km
{keywords}
Đường Trường Chinh hướng Ngã Tư Sở ùn tắc kéo dài

Theo kế hoạch, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, các bến xe ở Hà Nội đã tăng cường hơn 2.200 lượt xe khách.

Trong đó, lượng xe tăng cường tại bến Giáp Bát dự kiến là 1.050 lượt xe/ngày, tăng 30% so với ngày thường. Tại bến Mỹ Đình, dự kiến 1.080 lượt xe/ngày, tăng khoảng 30% so với ngày thường. Bến Gia Lâm, lượt xe dự kiến là 770 lượt xe, tăng khoảng 30%.

Tại TP.HCM, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đoạn từ Hàng Xanh về bến xe Miền Đông, cũng diễn ra cảnh ùn ứ kéo dài.

{keywords}
Những tuyến phố đông như nêm tại Sài Gòn
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Lỉnh kỉnh hành lý về quê
{keywords}
Sau nhiều tuần biến mất, nỗi khiếp sợ của người Hà Nội quay trở lại

Sau nhiều tuần biến mất, nỗi khiếp sợ của người Hà Nội quay trở lại

Sáng nay, sau kỳ nghỉ lễ và những ngày giãn cách, học sinh, sinh viên đi học trở lại. Nhiều tuyến phố ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng.

Nhóm PV



Theo Báo VietNamNet

TP.HCM cấm xe 5 tuyến đường tối nay

Đường Tôn Đức Thắng, Đồng Khởi, Hàm Nghi, Hải Triều, Nguyễn Tất Thành là những tuyến bị cấm xe tối nay.

Từ 20h hôm nay (31/12), Sở GTVT TP.HCM cấm xe lưu thông 5 tuyến đường trung tâm thuộc quận 1 và quận 4. Việc này nhằm đảm bảo an toàn trong thời gian diễn ra chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật kết hợp lễ hội chào mừng thành lập TP Thủ Đức. Thời gian cấm đường kéo dài đến 0h30 ngày 1/1/2021.

Cụ thể, xe cộ không được lưu thông một số tuyến trung tâm: Đường Nguyễn Tất Thành, quận 4 (đoạn từ đường Hoàng Diệu đến cầu Khánh Hội); đường Tôn Đức Thắng, quận 1 (đoạn từ Công trường Mê Linh đến cầu Khánh Hội); đường Đồng Khởi, quận 1 (đoạn từ Ngô Đức Kế đến Tôn Đức Thắng); đường Hải Triều, quận 1 (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Nguyễn Huệ); đường Hàm Nghi, quận 1 (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Tôn Đức Thắng).

cam duong anh 1

Sở GTVT TP.HCM phát thông báo cấm xe chạy trên 5 tuyến đường trung tâm dẫn vào các điểm bắn pháo hoa, nơi tổ chức lễ hội mừng năm mới. Ảnh: Lê Quân.

Cùng thời điểm, TP hạn chế các phương tiện lưu thông trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, đoạn từ cầu Thủ Thiêm đến cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (qua khu đô thị Vinhomes Central Park, quận Bình Thạnh). Riêng khuôn viên công viên Vinhomes Central Park sẽ được lực lượng chức năng tạm thời phong tỏa để phục vụ bắn pháo hoa trong thời gian diễn ra sự kiện.

Theo đó, Sở GTVT TP đề xuất các phương án lưu thông thay thế đối với 5 tuyến đường trên.

Khu vực đường Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng, hướng từ quận 4 đi quận 1: Người dân đi đường Nguyễn Tất Thành (quận 4) - Hoàng Diệu - Đoàn Văn Bơ - cầu Calmette - Calmette - Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão - Công trường Quách Thị Trang - Huỳnh Thúc Kháng (hoặc Lê Lợi) - Pasteur - Lý Tự Trọng - Tôn Đức Thắng (quận 1).

Hướng quận 1 đi quận 4: Đường Tôn Đức Thắng (quận 1) - Công trường Mê Linh - Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tôn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Thái Bình (hoặc Nguyễn Công Trứ) - Calmette - cầu Calmette - Đoàn Văn Bơ - Hoàng Diệu - Nguyễn Tất Thành (quận 4).

Hướng quận 1 đi quận 2: Đường Võ Văn Kiệt (quận 1) - Ký Con - Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão - Công trường Quách Thị Trang - Lê Lợi - Pasteur - Lý Tự Trọng - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh - cầu Thủ Thiêm - Nguyễn Cơ Thạch - Mai Chí Thọ (quận 2).

Hướng quận 2 đi quận 1: Đường Mai Chí Thọ (quận 2) - Nguyễn Cơ Thạch - cầu Thủ Thiêm - Nguyễn Hữu Cảnh - Lê Thánh Tôn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Văn Kiệt (quận 1).

Riêng khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh, người dân thay thế lộ trình từ quận 1 đi quận Bình Thạnh: Đường Nguyễn Hữu Cảnh - Ngô Tất Tố - Nguyễn Văn Lạc - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Điện Biên Phủ.

Lộ trình từ quận Bình Thạnh đi quận 1: Đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) - cầu Điện Biên Phủ - Điện Biên Phủ (quận 1) - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Thị Minh Khai - Đinh Tiên Hoàng - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh.

Trước đó, Sở GTVT TP.HCM cũng thông báo cấm xe lưu thông qua đường Nguyễn Huệ để tổ chức lễ hội mừng năm mới.

Vị trí bắn pháo hoa sẽ diễn ra tại 4 điểm, đó là khu vực trên đường hầm vượt sông Sài Gòn (quận 2), tòa nhà Landmark 81 (khu đô thị Vinhomes Central Park, quận Bình Thạnh). Hai điểm tầm thấp còn lại là Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11) và khu Công nghệ cao (quận 9). Thời gian bắn pháo hoa dự kiến là 15 phút, từ 0h-0h15 ngày 1/1/2021.

cam duong anh 2

Hướng lưu thông thay thế qua đường Nguyễn Huệ tối 31/12. Đồ họa: Phượng Nguyễn.

(Theo zingnews.vn)



Theo Báo VietNamNet

Thái Nguyên thông qua Nghị quyết chuyển đổi số

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên thông qua dự thảo Nghị quyết về Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ngày 31/12, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải chủ trì hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ 3, khóa XX để thảo luận, cho ý kiến và quyết định một số nội dung quan trọng.

Một trong những nội dung được các đại biểu tập trung đóng góp ý kiến tại hội nghị là dự thảo Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu của Nghị quyết về phát triển chính quyền số đến năm 2025 phấn đấu trên 90% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; phấn đấu có trên 700 doanh nghiệp số.

Nghị quyết cũng đề cập đến việc tập trung đầu tư để xây dựng hình thành 3 đô thị thông minh, gồm: TP Thái Nguyên, TP Sông Công và TX Phổ Yên. Phấn đấu đến năm 2025 đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc, thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Đến năm 2030, trên 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng với dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; có trên 3.000 doanh nghiệp số; Thái Nguyên thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Như vậy, đến thời điểm này Thái Nguyên là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về xây dựng nghị quyết về Chương trình chuyển đổi số.

{keywords}
Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tiếp thu các ý kiến tham gia bổ sung, hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong đó, bà Hải yêu cầu cần làm rõ, giải trình những vấn đề mà các đại biểu còn có nhiều ý kiến, bảo đảm Nghị quyết ban hành sát với tình hình thực tiễn của địa phương và thuận lợi trong việc triển khai thực hiện.

Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong tất cả các lĩnh vực KT-XH của tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải làm tốt công tác tuyên truyền để khi người dân, doanh nghiệp thấy được lợi ích mang lại của chuyển đổi số thì sẽ chủ động, tích cực thực hiện; ưu tiên một số lĩnh vực về y tế, giáo dục, nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, du lịch, các dịch vụ công... hướng tới phục vụ người dân tốt hơn, góp phần hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển.

PV

Thái Nguyên có tân Chủ tịch tỉnh 43 tuổi

Thái Nguyên có tân Chủ tịch tỉnh 43 tuổi

Lần đầu tiên, tỉnh Thái Nguyên có cả Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh đều thuộc thế hệ 7X. 



Theo Báo VietNamNet

Toàn văn phát biểu của Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng tại hội nghị báo chí toàn quốc

Công tác tuyên giáo của Đảng, mà mũi tiên phong là công tác báo chí phải tiếp tục giữ vững vai trò tiên phong trong ổn định tư tưởng, tâm trạng xã hội,... góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Lời tòa soạn: Ngày 31/12, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 tại Quảng Ninh. Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và có bài phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Dưới đây, VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Hội nghị công tác báo chí toàn quốc năm 2020 đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra.

Thay mặt các cơ quan tổ chức Hội nghị, tôi cám ơn các đồng chí đã dành thời gian đến dự Hội nghị, đóng góp nhiều ý kiến rất sâu sắc, thiết thực.

Như chúng ta đã biết, năm 2020 là năm đầy ắp những sự kiện trọng đại, nổi bật của Đảng, đất nước cùng những người làm công tác tư tưởng; là năm chứng kiến những sự kiện chưa có tiền lệ và những đổi thay lớn lao trong đời sống kinh tế, xã hội của cả thế giới và đất nước, năm của những khó khăn, thách thức lớn… nhưng cũng là năm của những nỗ lực, quyết tâm lớn, năm cộng hưởng mạnh mẽ và hiệu quả của những tấm lòng yêu nước đầy trách nhiệm, năm mà đất nước Việt Nam được nói đến như là "hình mẫu" về cách thức kiểm soát và phòng, chống dịch COVID-19; được đánh giá là một trong số 10 nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nơi mà có người nước ngoài nói rằng được ở lại Việt Nam vào những ngày có dịch là sự “may mắn xa xỉ”.

Trong thành công đó, có vai trò của công tác thông tin, tuyên truyền, trong đó báo chí là lực lượng tiên phong, đi đầu. Báo cáo tại Hội nghị đã nêu rõ những kết quả đạt được, tôi nhấn mạnh một số điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, thông tin, tuyên truyền sâu sắc, nổi bật về các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, như: Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng; 90 năm thành lập Đảng, 130 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, 75 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam); 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 90 năm truyền thống ngành Tuyên giáo; 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam…

Thông qua công tác tuyên truyền góp phần giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc; nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; khơi dậy và cổ vũ tinh thần yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Việc góp ý vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng được các cơ quan báo chí chủ động thực hiện với tinh thần trách nhiệm, sáng tạo bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, làm cho ý Đảng quyện với lòng dân, tạo cơ sở chính trị, tình cảm cho những quyết tâm mới, những thành công mới.

Thứ hai, báo chí tích cực thông tin tuyên truyền các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đất nước.

Nhấn mạnh sự thành công và những chủ đề, sáng kiến của Việt Nam trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; Chủ tịch AIPA 41; Chủ tịch ASEAN 2020… được các tổ chức, quốc gia thành viên ủng hộ và đánh giá cao, qua đó, quảng bá rộng rãi hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, làm sâu sắc, sinh động, cụ thể đánh giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.

Thứ ba, trong các thời khắc đầy khó khăn, thách thức trước thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID -19, cùng với hệ thống chính trị, lực lượng báo chí đã thể hiện bản lĩnh vững vàng, chủ động ứng phó linh hoạt, sáng tạo trong thông tin, tuyên truyền; càng khó khăn, càng thách thức, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, sứ mệnh vẻ vang của người làm báo càng được thể hiện rõ nét.

Nhiều nhà báo đã không quản hiểm nguy bám sát hiện trường, dũng cảm, dấn thân đi vào tâm dịch, tâm bão để kịp thời chuyển tải, cung cấp những thông tin thời sự, nóng hổi, chân thật nhất về phòng, chống dịch bệnh, về thiên tai.

Nhiều tác phẩm báo chí ở tất cả các loại hình báo chí đã góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; khẳng định tính ưu việt của hệ thống chính trị nước ta; thể hiện ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam; và để cho thế giới hiểu hơn về một Việt Nam đoàn kết, kiên cường, mạnh mẽ, chủ động, linh hoạt trong ứng phó với thiên tai, dịch bệnh.

Thứ tư, công tác thông tin, tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch thực sự có chuyển biến rõ nét, nhất là thời điểm tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng.

Các tin bài, chuyên trang, chuyên mục trên báo chí về chủ đề này có tác động mạnh mẽ, cảnh tỉnh, nâng cao sức tự đề kháng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những chiêu bài kích động, xuyên tạc, bịa đặt gây nghi ngờ, chia rẽ nội bộ của các thế lực thù địch, phản động, qua đó góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và tiền đồ của đất nước.

Công tác thông tin tuyên truyền về phòng chống tham nhũng, đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống được triển khai mạnh mẽ, cẩn trọng, chặt chẽ với quyết tâm và dũng khí cao, đạt hiệu quả tích cực.

Thứ năm, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, quản lý báo chí, công tác hội nhà báo có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng chủ động, kịp thời, bám sát thực tiễn; chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định mới nhằm khắc phục tốt hơn những hạn chế, bất cập trong lĩnh vực báo chí, được dư luận đồng tình; kiên trì chấn chỉnh tình trạng vi phạm trong hoạt động báo chí, nhất là việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, đưa thông tin sai sự thật, không phù hợp lợi ích quốc gia, dân tộc.

Thứ sáu, việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đã cơ bản đúng phương án và lộ trình đề ra.

Có được kết quả này, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí đã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp thực hiện nghiêm túc và trách nhiệm; các cơ quan báo chí đã quán triệt sâu sắc mục tiêu, yêu cầu và thực hiện Quy hoạch với tự giác cao, sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, thử thách trong giai đoạn đầu chuyển đổi vì mục tiêu chung là xây dựng một nền báo chí cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại và lành mạnh.

Tôi tin tưởng rằng, vượt qua những khó khăn, vướng mắc ban đầu, trong đó có rào cản về tâm lý, thói quen cũ, chắc chắn hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao trong tình hình mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, với tinh thần trách nhiệm, dân chủ, cởi mở, thẳng thắn như các báo cáo tham luận, phát biểu đã đề cập tại Hội nghị và báo cáo tham luận đã gửi, chúng ta cần cầu thị để thấy rằng, công tác báo chí năm 2020 vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm cần được nghiêm túc khắc phục.

Điều dễ nhận thấy đó là một số cơ quan báo chí chưa theo kịp, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong tình hình hiện nay. Sự phối hợp trong công tác chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin cho báo chí trong một số trường hợp còn thiếu nhịp nhàng.

Chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung quy định của Đảng, Nhà nước để điều chỉnh hoạt động báo chí cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn. Các cấp hội nhà báo chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với hội viên, còn duy tình, vị nể, có biểu hiện trông chờ trong xử lý các sai phạm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp đối với hội viên.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh tình trạng vi phạm trong hoạt động báo chí chưa thường xuyên, liên tục, kết quả xử lý chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi sai phạm, việc giám sát thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra còn hạn chế. Công tác hiệp y bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí; việc quy hoạch chức danh lãnh đạo cơ quan báo chí có nơi chưa thực hiện đúng quy định.

Việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 của một số cơ quan chủ quản báo chí còn chậm, nặng về sắp xếp, mà chưa coi trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Tình trạng xa rời tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan báo chí vẫn tiếp diễn, mặc dù đã được lưu ý, nhắc nhở; tình trạng tư nhân lợi dụng liên kết để chi phối nội dung, hoạt động báo chí đã được nhận diện, chỉ ra nhưng khắc phục chưa hiệu quả. Xuất hiện một số biểu hiện thông tin không phù hợp tư tưởng chỉ đạo, định hướng báo chí, xa rời nhiệm vụ chính trị, hạ thấp chức năng tuyên truyền, giáo dục.

Việc quản lý phóng viên, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, cộng tác viên còn lỏng lẻo, thậm chí có cơ quan báo chí giao khoán nguồn thu, đặt nặng kinh tế báo chí dẫn đến việc cấp giấy giới thiệu không đúng quy định, không phù hợp tôn chỉ mục đích.

Tình trạng phóng viên, cộng tác viên bị cơ quan chức năng xem xét, xử lý kỷ luật, thậm chí là bị khởi tố, bắt tạm giam, truy tố, xét xử vì vi phạm pháp luật, lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để trục lợi ngày càng tăng.

Một bộ phận lãnh đạo, phóng viên cơ quan báo chí thiếu bản lĩnh chính trị, thiếu tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, mơ hồ, ngộ nhận trong nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của báo chí dẫn đến coi thường nguyên tắc, vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy trình tác nghiệp, bị chi phối, cám dỗ bởi vật chất, mà bỏ qua sứ mệnh của người làm báo chân chính.

Công tác xây dựng Đảng trong cơ quan báo chí chưa được coi trọng đúng mức; việc khiếu nại, tố cáo kéo dài trong nội bộ một số cơ quan báo chí cũng tăng lên; việc xử lý vi phạm đảng viên, tổ chức đảng cơ quan báo chí chưa đủ sức răn đe.

Có thể nói, những hạn chế, yếu kém khuyết điểm trên đây, cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí thấy; cơ quan chủ quản báo chí thấy; cơ quan báo chí và mỗi phóng viên đều thấy; dư luận bạn đọc bức xúc và phản ánh nhiều lần.

Một số hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra từ lâu nhưng vì sao vẫn giải quyết, khắc phục chậm? Những hạn chế, khuyết điểm trên có phải là do trình độ, năng lực của cơ quan tham mưu chỉ đạo, quản lý, cơ quan chủ quản báo chí còn hạn chế?

Hay do phẩm chất và năng lực của lãnh đạo các cơ quan báo chí chưa tương xứng với trách nhiệm, chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao? Hay do một số lãnh đạo cơ quan báo chí, cán bộ phóng viên bản lĩnh chính trị yếu, còn mơ hồ trong nhận thức về chính trị, tư tưởng, về vị trí, vai trò và sứ mệnh người làm báo cách mạng, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, bị suy thoái, chạy theo lối sống thực dụng, vị kỷ?

Tôi đề nghị chúng ta với ý thức trách nhiệm cao trước Đảng và nhân dân, trách nhiệm với bạn đọc, trách nhiệm với sứ mệnh mà mình gánh vác nhìn nhận, đánh giá một cách sâu sắc hơn, kiểm điểm nghiêm túc hơn về trách nhiệm của mình.

Nhìn lại 5 năm của nhiệm kỳ Đại hội XII và qua 5 hội nghị toàn quốc tổng kết công tác báo chí, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng đã có một bước chuyển căn bản vững chắc trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; có một tiến bộ rõ nét trong nhận thức, trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và sứ mệnh cao cả của báo chí.

Cụ thể: (1) Công tác thông tin, tuyên truyền các sự kiện chính trị, sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước, tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, các vấn đề kinh tế xã hội được quan tâm, chú trọng, có chiều sâu, tạo được sức lan tỏa tích cực; khắc phục được khuynh hướng coi nhẹ biểu dương, mà nặng về phê phán, thổi phồng, khoét sâu khuyết điểm; bảo đảm thông tin tích cực là dòng chủ lưu trên báo chí.

(2) Biểu hiệu xa rời tư tưởng chính trị chủ đạo, hạ thấp chức năng tuyên truyền, giáo dục, định hướng tích cực bước đầu đã được nhận diện và có giải pháp khắc phục; tính chiến đấu, tính chân thật, tính tư tưởng, tính nhân văn, tính giáo dục của báo chí được nâng lên.

(3) Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được chỉ đạo, đôn đốc triển khai quyết liệt, cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra.

(4) Kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, định hướng thông tin, việc chấp hành chỉ đạo, định hướng thông tin được giữ vững và ngày càng phát huy hiệu quả tích cực, tăng cường thuyết phục thay vì mệnh lệnh hành chính trong chỉ đạo, định hướng thông tin.

(5) Công tác khen thưởng, biểu dương, hỗ trợ cơ quan báo chí, người làm báo được quan tâm đúng mức, kịp thời, xác đáng, đúng đối tượng, qua đó tạo khí thế, động lực mới đối với người làm báo cả nước.

(6) Việc chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí được tăng cường, đạt kết quả bước đầu, nhất là đối với sai phạm liên quan đến việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, thông tin sai sự thật, thông tin không đúng những vấn đề có tính quan trọng, phức tạp, nhạy cảm.

(7) Tình trạng “phóng viên IS”, phóng viên đếm tầng, tình trạng “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ”, “đăng cùng đăng, gỡ cùng gỡ” từng bước được khắc phục, đẩy lùi, qua đó lấy lại niềm tin của dư luận đối với báo chí, trả lại danh dự, công bằng cho những người làm báo chân chính.

(8) Thông tin, tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên báo chí được triển khai chủ động, bài bản, có chất lượng và đi vào chiều sâu; trách nhiệm, nhiệt huyết, dũng khí hơn khi tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống.

(9) Biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí, tư nhân “núp bóng” lợi dụng liên kết để chi phối nội dung, hoạt động báo chí, tình trạng “báo hóa” tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử được nhận diện và bắt đầu có những giải pháp khắc phục.

Những kết quả trên là minh chứng cho một nhiệm kỳ đầy nỗ lực, quyết tâm với tinh thần, trách nhiệm cao của các cơ quan chỉ đạo, quản lý, các cấp hội nhà báo, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí và người làm báo cả nước.

Chúng ta đang chuẩn bị đón chào năm mới 2021- năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; năm bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 với những thời cơ, thách thức đan xen.

Trong bối cảnh đó, công tác tuyên giáo của Đảng, mà mũi tiên phong là công tác báo chí phải tiếp tục giữ vững vai trò tiên phong trong ổn định tư tưởng, tâm trạng xã hội, phát huy vai trò “đi trước, mở đường”, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tôi đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan chỉ đạo, quản lý, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, cần tiếp tục nhận thức, quán triệt thật sâu sắc và đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác báo chí với tư cách là một thành tố quan trọng trong công tác tuyên giáo của Đảng; là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng, là diễn đàn của Nhân dân.

Chỉ trên cơ sở nhận thức đúng đắn, sâu sắc và toàn diện đó, chúng ta mới có thể xây dựng, triển khai thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền một cách chủ động, tích cực, sáng tạo và hiệu quả, thực hiện tốt sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Hai là, Đại hội XIII của Đảng đang đến rất gần, do vậy, nhiệm vụ quan trọng và tập trung nhất của các cơ quan báo chí trong thời gian tới và trong cả năm 2021 là đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về Đại hội XIII của Đảng và việc triển khai đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống.

Tôi đề nghị các cơ quan báo chí nâng cao mức độ tuyên truyền về Đại hội XIII của Đảng theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và Trung tâm Báo chí Đại hội XIII; nâng cao chất lượng, thời lượng, chuyên trang, chuyên mục, chương trình, tuyến tin bài, phóng sự giới thiệu thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là trong nhiệm kỳ 2015- 2020; nhìn lại 30 năm thực hiện Cương lĩnh, trọng tâm 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011); những kết quả về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, trong đó nhấn mạnh những kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ Đại hội XII; phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, báo chí cần bám sát những vấn đề, sự kiện quan trọng của đất nước trong năm 2021 đặc biệt là bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, để chuyển tải những thông tin kịp thời, toàn diện, chuẩn xác, phong phú, sinh động đến với độc giả trong và ngoài nước.

Ba là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí theo hướng tăng cường trách nhiệm; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý báo chí. Cần tiến hành rà soát toàn diện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với báo chí; để từ đó đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp yêu cầu chỉ đạo, quản lý và thực tiễn phát triển báo chí.

Đây là công việc cần tiến hành thường xuyên, tuy nhiên, tôi đề nghị trong năm 2021 và trong nhiệm kỳ Đại hội XIII cần triển khai quyết liệt, mạnh mẽ với tinh thần chủ động và quyết tâm cao.

Về thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí, các cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản báo chí tập trung thực hiện thật tốt các mục tiêu, giải pháp và lộ trình đã được nêu trong Quy hoạch, thực hiện tốt nhiệm vụ trong Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng đã nêu ra: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại.

Thực hiện tốt việc quy hoạch, sắp xếp hợp lý hệ thống báo chí, truyền thông”.

Bốn là, cần xác định năm 2021 là năm tạo bước chuyển tích cực, rõ nét hơn nữa trong tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý báo chí, chấn chỉnh vi phạm hoạt động báo chí.

Những năm cuối của nhiệm kỳ qua chúng ta đã có nhiều cố gắng và bước đầu xử lý có kết quả một số vi phạm của các cơ quan báo chí, nhà báo; tới đây cần mạnh mẽ, quyết tâm hơn vì thanh danh của chính báo chí.

Tôi đề nghị việc thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành chủ động, thường xuyên, toàn diện, công khai và chặt chẽ, chú trọng vào việc thực hiện tôn chỉ mục đích, cấp giấy phép hoạt động; về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí; về hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, cộng tác viên báo, tạp chí tại một số địa phương, việc cấp giấy giới thiệu để phóng viên, cộng tác viên đi tác nghiệp...

Công tác phối hợp xử lý vi phạm giữa cơ quan tham mưu của Đảng với cơ quan quản lý nhà nước, giữa xử lý kỷ luật đảng với kỷ luật hành chính cần thống nhất và đồng bộ hơn, kiên quyết khắc phục tình trạng đùn đẩy, vị tình, né tránh trong xử lý vi phạm.

Năm là, cần đặc biệt quan tâm đến tình trạng tư nhân “núp bóng”, lợi dụng hoạt động liên kết để chi phối nội dung, hoạt động báo chí.

Tại Hội nghị báo chí năm 2019, tôi cũng đã đề cập và yêu cầu các cơ quan chức năng tiến hành đánh giá vấn đề này. Việt Nam không có báo chí tư nhân, đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Các đồng chí cần quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc này nếu không sẽ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc trong hoạt động báo chí; làm giảm hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, quản lý báo chí, thậm chí là gia tăng sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, lợi ích nhóm trong hoạt động báo chí.

Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm xuất hiện một số khuynh hướng thông tin báo chí không phù hợp tư tưởng chỉ đạo, nhiệm vụ chính trị của báo chí, hạ thấp chức năng tuyên truyền, giáo dục, định hướng của báo chí.

Sáu là, các cơ quan chủ quản báo chí cần đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, chú trọng hoàn thiện quy chế, quy trình quản lý tòa soạn, quy trình tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên; hạn chế tối đa và ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật, lạm dụng quyền lực trong hoạt động báo chí. Cấp ủy, tổ chức đảng cần tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động của cơ quan báo chí trực thuộc; quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phóng viên cũng như tạo điều kiện về cơ sở vật chất...

Làm tốt công tác xây dựng Đảng trong cơ quan báo chí, chính là cơ sở để xây dựng nền báo chí cách mạng, chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại.

Bảy là, để nâng cao chất lượng báo chí, điều kiện đầu tiên và tiên quyết phải bắt đầu từ việc xây dựng đội ngũ người làm báo chuyên nghiệp.

Báo chí là công việc đòi hỏi người làm báo phải có tư duy nhạy bén, có sự nhạy cảm và bản lĩnh chính trị vững vàng; có năng lực phân tích, đánh giá đúng và trúng những vấn đề đang diễn ra và dự báo xu hướng vận động trong đời sống xã hội; người làm báo phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm, sứ mệnh nghề nghiệp, có khả năng thích ứng với thời cuộc, nắm bắt và làm chủ công nghệ làm báo hiện đại, tiệm cận với báo chí, truyền thông quốc tế, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của người làm báo cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chúng ta cần đội ngũ những người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, có ý thức đạo đức nghề nghiệp, ý thức phục vụ Đảng, phục vụ đất nước và Nhân dân; có dũng khí đấu tranh với cái sai, bảo vệ cái đúng; biết vượt qua cám dỗ, loại bỏ được sự vô cảm, tính vị kỷ, thói hưởng thụ, lòng tham và sự giả dối, thực sự tâm huyết, công tâm, khách quan trong thực thi nhiệm vụ, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân và danh dự của cá nhân trên từng trang viết.

Năm 2021 đang đến trong từng khoảnh khắc, nhiệm vụ công tác báo chí trong thời gian tới rất nặng nề. Vinh dự của nhà báo trong thời gian tới thật lớn lao, kỳ vọng của Đảng và Nhân dân đối với báo chí thật chân thành và sâu sắc.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan tổ chức Hội nghị, tôi gửi lời cám ơn các đồng chí đã dự Hội nghị đông đủ; cám ơn các cơ quan báo chí, người làm báo cả nước trong suốt nhiệm kỳ qua đã nỗ lực đồng hành cùng với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG VÕ VĂN THƯỞNG 



Theo Báo VietNamNet

Bên trong trận địa pháo chờ "khai hỏa" chào năm mới ở Hà Nội

Ba trận địa pháo hoa tại Hà Nội gồm hồ Hoàn Kiếm, công viên Thống Nhất và sân Mỹ Đình chiều nay (31/12) đã hoàn tất quá trình lắp đặt, chờ giây phút khai hỏa đêm giao thừa.

Bộ Tư lệnh Thủ đô cùng các cơ quan chức năng đã tổ chức triển khai và hoàn thành việc lắp đặt ba trận địa pháo hoa tầm cao để chào mừng năm mới 2021.

Năm nay, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại 3 khu vực là hồ Hoàn Kiếm, công viên Thống Nhất và sân Mỹ Đình, thời gian từ 0h đến 0h15 ngày 1/1/2021. Tất cả nguồn kinh phí thực hiện bắn pháo hoa đều từ nguồn xã hội hóa.

{keywords}
Trận địa pháo tại hồ Hoàn Kiếm được bảo vệ nghiêm ngặt

Ghi nhận tại trận địa pháo hoa ở hồ Hoàn Kiếm chiều nay, lực lượng chức năng quây kín khu vực, việc ra vào được thắt chặt an ninh.

Ở khu vực bên ngoài, lực lượng canh gác, bảo vệ làm việc tập trung. Trong khi đó, xe đặc chủng của Bộ Tư lệnh Thủ đô vận chuyển các thiết bị chuyên dụng đến trận địa pháo hoa. 

Tại ba điểm bắn pháo hoa đều được bố trí đầy đủ các loại pháo hoa tầm thấp và tầm cao, súng pháo được cố định bằng khung để pháo được đi đúng hướng.

{keywords}
Lực lượng chức năng gấp rút hoàn thiện các bước lắp trận địa pháo
{keywords}
Pháo hoa sẽ được bắn từ 0h đến 0h15 ngày 1/1/2021
{keywords}
Trận địa pháo tại hồ Hoàn Kiếm được lắp đặt pháo hoa tầm cao và tầm thấp với đủ sắc màu
{keywords}
{keywords}
Sự kiện bắn pháo hoa chào mừng năm mới nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân Thủ đô và người nước ngoài đang sinh sống, học tập, công tác tại TP Hà Nội
{keywords}
Trận địa pháo tại hồ Hoàn Kiếm đã hoàn tất, chờ đón thời khắc giao thừa
Hà Nội thưởng Tết cao nhất 400 triệu đồng/người

Hà Nội thưởng Tết cao nhất 400 triệu đồng/người

Thưởng Tết cao nhất năm 2021 ở TP Hà Nội là 400 triệu đồng/người. Mức thưởng này thuộc về một doanh nghiệp (DN) dân doanh.

Hà An



Theo Báo VietNamNet

Thành lập TP Thủ Đức vào 10 sự kiện nổi bật của TP.HCM

UBND TP.HCM vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của TP năm 2020, đáng chú ý, sự kiện thành lập TP Thủ Đức đã được bình chọn.

Chiều nay (31/12), UBND TP.HCM đã công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2020 của TP.

Theo UBND TP, năm 2020 là năm của những biến động do ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực và chung tay của  đồng bào, cán bộ và chiến sĩ…, TP.HCM không chỉ thực hiện thành công những chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng mà còn đạt được những kết quả nổi bật. Qua đó, TP chọn ra 10 sự kiện nổi bật nhất trong các thành quả đạt được.

Sự kiện thành lập TP Thủ Đức cũng vinh dự được bình chọn một trong 10 sự kiện này.

{keywords}
Thành lập TP Thủ Đức vào 10 sự kiện nổi bật của TP.HCM. Trong ảnh là Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao Nghị quyết về thành lập TP Thủ Đức cho lãnh đạo TP. Ảnh: Thanh Tùng

UBND TP cho rằng, đây là kết quả của sự kiên trì, nỗ lực, sáng tạo của nhiều thế hệ lãnh đạo TP trong việc đề xuất Trung ương quyết định các cơ chế cho TP phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. 

Việc ban hành Nghị quyết thành lập TP Thủ Đức sẽ góp phần giải quyết các vấn đề lớn đối với một đô thị loại đặc biệt, nhằm phát huy tốt nhất vai trò, vị trí của TP.HCM đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Ngoài ra, sự kiện chuyển đổi số, đẩy mạnh xây dựng “ đô thị thông minh” cũng nằm trong top 10 sự kiện nổi bật.

UBND TP cho rằng, năm 2020, TP đã thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số thông qua ứng dụng CNTT, giúp hoàn thiện cấu trúc chính quyền điện tử, phục vụ mục tiêu chiến lược xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh.

Đại dịch Covid-19 xuất hiện, TP.HCM cũng là địa phương thành công trong việc ngăn chặn, kiểm soát dịch để thực hiện thành công mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.

Danh sách 10 sự kiện nổi bật của TP.HCM:

1/Tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI.

2/ Quốc hội ban hành Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM.

3/ TP.HCM phòng, chống dịch Covid-19 thành công  và ghi nhận thành tựu nổi bật của ngành y.

4/ Tiên phong chuyển đổi số, đẩy mạnh xây dựng “Đô thị thông minh”.

5/ Nhiều công trình giao thông trọng điểm hoàn thành; giao thông đô thị từng bước được cải thiện.

6/ TP.HCM đẩy mạnh các hoạt động phát triển liên kết vùng, đi đầu trong triển khai mô hình “đối ngoại số”.

7/ Lực lượng vũ trang góp phần quan trọng giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên toàn địa bàn Thành phố.

8/ Khẳng định vai trò, trách nhiệm "Thành phố nghĩa tình- Vì cả nước, cùng cả nước". 

9/ Người dân TP.HCM chung tay xây dựng Thành phố ngày càng xanh, sạch, đẹp, văn minh.

10/ Nỗ lực thực hiện thành công chủ đề năm 2020 của Thành phố “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”.

Với 10 sự kiện nổi bật nói trên, lãnh đạo TP.HCM cho biết TP tự tin bước vào năm mới 2021 với truyền thống  đoàn kết, năng động, sáng tạo, nghĩa tình… chắc chắn sẽ vượt qua khó khăn thách thức,  phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ: “ Thành phố vì cả nước, cùng cả nước” trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Thủ Đức sẽ là thành phố đáng sống nhất Việt Nam

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Thủ Đức sẽ là thành phố đáng sống nhất Việt Nam

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, TP Thủ Đức sẽ là thành phố hội nhập, thành phố đáng sống bậc nhất Việt Nam.

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet

Hà Nội thưởng Tết cao nhất 400 triệu đồng/người

Thưởng Tết cao nhất năm 2021 ở TP Hà Nội là 400 triệu đồng/người. Mức thưởng này thuộc về một doanh nghiệp (DN) dân doanh.

Theo báo cáo nhanh từ 6.325 DN trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy, tiền thưởng Tết 2021 của người lao động giảm nhẹ so với năm trước; riêng mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất trong khối DN dân doanh lại có phần tăng hơn.

Cụ thể, với Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mức thưởng Tết Dương lịch 2021 bình quân là 1 triệu đồng/người. DN có mức thưởng cao nhất là 5 triệu đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 500 nghìn đồng/người.

{keywords}
Hà Nội Thưởng Tết 2021 cao nhất 400 triệu đồng/ người

Mức thưởng tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 bình quân là 3,5 triệu đồng/người. DN có mức thưởng cao nhất là 30 triệu đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 550 nghìn đồng/người.

Đối với công ty có cổ phần vốn góp chi phối của Nhà nước, mức thưởng Tết Dương lịch 2021 bình quân là 600 nghìn đồng/người. DN có mức thưởng cao nhất là 4,8 triệu đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 400 nghìn đồng/người.

Mức thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 bình quân là 3,8 triệu đồng/người. DN có mức thưởng cao nhất là 30 triệu đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 650 nghìn đồng/người.

Đối với khối DN dân doanh, mức thưởng Tết Dương lịch 2021 bình quân 780 nghìn đồng/người. DN có mức thưởng cao nhất là 65 triệu đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 400 nghìn đồng/người.

Mức thưởng Tết Nguyên đán Tân sửu 2021 bình quân là 4,2 triệu đồng/người. DN có mức thưởng cao nhất là 400 triệu đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 700 nghìn đồng/người.

Đối với khối DN có vốn FDI, mức thưởng Tết Dương lịch 2021 bình quân 750 nghìn đồng/người. DN có mức thưởng cao nhất là 68 triệu đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 320 nghìn đồng/người.

Mức thưởng Tết Nguyên đán Tân sửu 2021 bình quân 4,45 triệu đồng/người. DN có mức thưởng cao nhất là 280 triệu đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 750 nghìn đồng/người.

Thưởng Tết 2021: Kẻ mong đợi, người không buồn nhắc đến

Thưởng Tết 2021: Kẻ mong đợi, người không buồn nhắc đến

Thưởng Tết 2021 dự báo sẽ thấp hơn các năm trước, nhưng với những doanh nghiệp (DN) hoạt động sản xuất kinh doanh khởi sắc, người lao động tin tưởng thưởng Tết sẽ vẫn cao.

Vũ Điệp 



Theo Báo VietNamNet