Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Hạn chế xe liên tỉnh, người hết cách ly Covid-19 ở TP.HCM về quê thế nào

TP.HCM sẽ giải tỏa người hết thời hạn cách ly Covid-19 về các địa phương, trong khi chỉ thị 16 mới ban hành hạn chế di chuyển bằng tàu, xe liên tỉnh.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc (GĐ) Sở Y tế nêu băn khoăn tại cuộc họp của UBND TP.HCM triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, chiều 31/3.

{keywords}
GĐ Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết đang xin ý kiến hướng dẫn từ Bộ Y tế về việc đưa người hết thời hạn cách ly Covid-19 về các địa phương. Ảnh: TTBC

Theo GĐ Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh, dự kiến kể từ ngày 1/4 trở đi, TP sẽ đưa người hết thời gian cách ly tại các khu cách ly chống dịch Covid-19 về các tỉnh, thành. Tuy nhiên, có điều băn khoăn là hiện nay Chỉ thị 16 đã ban hành, có quy định hạn chế về tàu, xe liên tỉnh thì chưa biết kế hoạch sẽ thực hiện như thế nào.

“Sở Y tế đã có văn bản xin ý kiến Bộ Y tế về việc này? Khi có hướng dẫn cụ thể, sẽ triển khai việc đưa người hết cách ly về các tỉnh, thành khác” - lời ông Bỉnh.

Trước đó, Sở Y tế đã lên kế hoạch giải tỏa người hết thời hạn cách ly tại các khu cách ly tập trung chống dịch Covid-19 của TP.HCM.

Theo kế hoạch, TP sẽ hỗ trợ những người hết thời hạn cách ly (với điều kiện kết quả xét nghiệm âm tính)  trở về nơi cư trú mà vẫn đảm bảo an toàn, tránh việc tụ tập đông người làm tăng nguy cơ lây bệnh.

Trường hợp người cư trú tại các tỉnh miền Tây, xe của TP sẽ vận chuyển về 4 địa điểm đón tập trung tại tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP.Cần Thơ. Các điểm đón tập trung do Bộ Tư lệnh Quân khu 7 bố trí, từ đó các tỉnh khác đưa xe đến đón người dân về địa phương.

Đối với người cư trú tại các tỉnh miền Trung, xe của TP sẽ đưa về điểm đón tập trung tại tỉnh Đồng Nai và TP Phan Thiết (Bình Thuận). Từ đó, các tỉnh đưa xe đến đón người dân về.

Đối với người về bằng máy bay, tàu hoả thì chủ động tìm phương tiện vận chuyển về địa phương mình. Sở GTVT và Bộ Tư lệnh TP sẽ tổ chức điều xe đưa đến nhà ga, sân bay.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM sẽ gửi danh sách người hết thời hạn cách ly và thông tin phương tiện di chuyển…cho các trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh để giám sát và quản lý sau khi họ về địa phương.

Một trong những nội dung của Chỉ thị 16, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.
Cách ly toàn xã hội từ 0h đêm nay, trong 15 ngày

Cách ly toàn xã hội từ 0h đêm nay, trong 15 ngày

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc.

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng: Bảo đảm lương thực dư dả cho 100 triệu dân

Thủ tướng trong bối cảnh hiện nay thì xuất khẩu phải có kiểm soát để bảo đảm an ninh lương thực trên tinh thần thực hiện tốt Nghị định 107 của Chính phủ.

Chiều nay, chủ trì họp Thường trực Chính phủ về an ninh lương thực, Thủ tướng cho rằng, năm nay được mùa, được giá, nông dân trồng lúa có lợi mặc dù thời tiết khắc nghiệt, nhất là ĐBSCL. Việc chỉ đạo cấy xạ trước 1 tháng nên thiệt hại chỉ bằng khoảng 9% so với hạn mặn năm 2016.

{keywords}

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu về bảo đảm lương thực dư dả cho 100 triệu dân, không chỉ đủ ăn mà còn dự trữ và thực hiện các nhiệm vụ khác như hỗ trợ gạo để trồng rừng, học sinh miền núi…; không chỉ bảo đảm về số lượng và chất lượng, bảo đảm giá cả cho người nông dân mà đi liền với đó là cấm đầu cơ tích trữ nâng giá.

Xuất khẩu là cần thiết, là thế mạnh của nước ta nhưng trong bối cảnh hiện nay thì xuất khẩu phải có kiểm soát để bảo đảm an ninh lương thực trên tinh thần thực hiện tốt Nghị định 107 của Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT, các cơ quan chức năng cũng như các địa phương trong cả nước chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, trong đó đặc biệt là sản xuất lương thực để các vùng, miền có đất lúa, đặc biệt là lúa nước cố gắng đảm bảo cân đối được lương thực, đồng thời những vùng có năng suất cao, chất lượng tốt, đẩy mạnh xuất khẩu lương thực, “không phải bế quan tỏa cảng”.

Bộ NN&PTNT có trách nhiệm chỉ đạo các vụ sản xuất trong năm, đảm bảo sản lượng, chất lượng, thời vụ. Các cấp, các ngành có liên quan, các địa phương đều phải đẩy mạnh xử lý vấn đề đầu cơ, tích trữ, nâng giá, ghìm giá trái phép. Bộ Công thương điều hành chặt chẽ, có kiểm soát để đảm bảo nguồn lương thực ở nước ta.

Trên cơ sở  đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương có văn bản chính thức (có ý kiến của một số bộ liên quan) báo cáo Thủ tướng về vấn đề xuất khẩu gạo trước ngày 5/4, đảm bảo nguyên tắc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống, tuyệt đối không để xảy ra thiếu lương thực trong bối cảnh thời tiết, khí hậu, dịch Covid-19.

Bộ Tài chính khẩn trương mua đủ số lượng 190.000 tấn gạo, 90.000 tấn thóc và có thể mua cao hơn để dự trữ theo chỉ tiêu dự trữ quốc gia năm 2020 đã được phê duyệt, đáp ứng kịp thời các yêu cầu đột xuất, cấp bách.

Theo VGP

Cách ly toàn xã hội từ 0h đêm nay, trong 15 ngày

Cách ly toàn xã hội từ 0h đêm nay, trong 15 ngày

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc.



Theo Báo VietNamNet

Nghỉ không lương do virus corona sẽ được hỗ trợ 1,8 triệu/tháng

Dùng khoảng 28 - 30 nghìn tỷ đồng ngân sách để hỗ trợ người nghèo, người lao động và các đối tượng chính sách xã hội bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Chủ trì họp Thường trực Chính phủ về chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chiều nay, Thủ tướng nêu rõ, tình thế cấp bách hiện nay đòi hỏi chúng ta trước mắt phải lo cho cuộc sống nhân dân, nhất là người lao động, người nghèo, yếu thế, làm bán thời gian, mất việc làm... để bảo đảm đời sống ở mức cơ bản tối thiểu.

Sẽ có nghị quyết về các gói hỗ trợ 

Thủ tướng cho rằng, tác động của dịch là rất lớn, không chỉ đối với sản xuất kinh doanh, thu ngân sách mà cả với đời sống của người dân, nhất là người nghèo, công nhân thất nghiệp và một số đối tượng khác không có tích lũy.

{keywords}
Thủ tướng: Việc hỗ trợ phải đúng đối tượng bị ảnh hưởng, không bỏ sót đối tượng và cũng không được để lợi dụng chính sách để hỗ trợ tràn lan

Đây là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, cần thảo luận làm rõ các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước; mức hỗ trợ nào cho phù hợp với khả năng ngân sách.

Thủ tướng cho biết, phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày mai sẽ thảo luận để có nghị quyết về các gói hỗ trợ cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội. Trong quá trình chuẩn bị nghị quyết về gói hỗ trợ này, trước hết là xác định rõ đối tượng, ai cần hỗ trợ.

Thủ tướng yêu cầu phải đủ 5 nhóm đối tượng: Người nghèo và cận nghèo; đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội; người lao động theo hợp đồng phải tạm thời ngưng việc; hộ hộ kinh doanh cá thể ngừng hoạt động; người lao động tự do mất việc.

Việc hỗ trợ phải đúng đối tượng bị ảnh hưởng, không bỏ sót đối tượng và cũng không được để lợi dụng chính sách để hỗ trợ tràn lan.

Đồng thời, cần xác định chính xác mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ cho từng loại đối tượng. “Có những ý kiến nêu hỗ trợ 500 nghìn đồng, 900 nghìn, 1 triệu đồng, 50% mức lương tối thiểu,… thì căn cứ mức nào là phù hợp”, Thủ tướng nói.

Cùng với đó là xác định rõ nguồn hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và thẩm quyền quyết định. Trong đó, nguồn chủ yếu là từ ngân sách nhà nước trong thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng và chính quyền địa phương cũng như từ DN.

Việc hỗ trợ đảm bảo 4 nguyên tắc. Đó là hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19 làm giảm sâu thu nhập, mất việc làm, thiếu việc làm.

Nguyên tắc thứ hai là hỗ trợ theo nguyên tắc chia sẻ, cả người lao động, người dân, DN chịu ảnh hưởng và nhà nước cùng chia sẻ để bảo đảm mức sống cơ bản tối thiểu, trong đó nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, phân bổ phù hợp với ngân sách TƯ và địa phương.

Nguyên tắc thứ ba là chính quyền cơ sở, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng liên quan có trách nhiệm xác định đúng đối tượng hỗ trợ, bảo đảm công khai, minh bạch, không để tiêu cực, trục lợi chính sách, phát sinh tiêu cực, khiếu kiện, khiếu nại, khoản tiền hỗ trợ này phải đến người lao động.

Nguyên tắc thứ tư là DN có trách nhiệm với xã hội và người dân, có trách nhiệm giữ người lao động.

Dùng 28 - 30 nghìn tỷ đồng ngân sách để hỗ trợ

Thủ tướng cũng cho ý kiến về các mức hỗ trợ trực tiếp, thời gian hỗ trợ đối với các nhóm đối tượng để đưa ra phiên họp Chính phủ với tổng số tiền ước tính ban đầu khoảng 28 - 30 nghìn tỷ đồng, cả ngân sách TƯ và địa phương.

Cụ thể như hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo 1 triệu đồng/người/tháng, trước mắt hỗ trợ 3 tháng (tháng 4, 5, 6). Hỗ trợ cho một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội, người có công với mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/người/tháng.

Thủ tướng giao Bộ LĐ-TB-XH rà soát, có tiêu chí hỗ trợ cụ thể theo nguyên tắc chỉ hỗ trợ một bộ phận thực sự khó khăn, bị mất việc, không hỗ trợ cho tất cả các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công. Nguồn hỗ trợ là ngân sách TƯ và địa phương.

{keywords}
Ảnh: VGP

Hỗ trợ người lao động có hợp đồng làm việc với DN nhưng phải nghỉ việc, làm việc bán thời gian, nghỉ không lương giảm thu nhập thì mức hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng (tức 50% lương tối thiểu). Trước mắt hỗ trợ cho 3 tháng 4, 5, 6.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các DN phải đảm bảo nguồn cùng chi trả thêm tối thiểu 50% lương tối thiểu hàng tháng. Nếu DN không đủ nguồn để chi trả tối thiểu 50% lương tối thiểu cho lao động thì vay Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam với lãi suất ưu đãi và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước bổ sung nguồn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. 

Hỗ trợ cho hộ kinh doanh cá thể phải tạm ngừng kinh doanh gặp khó khăn nhất do Covid-19 với mức 1 triệu đồng/tháng trong ba tháng 4, 5, 6. Hỗ trợ người lao động tự do không có hợp đồng, mất việc hoặc không có việc làm, mức 1 triệu đồng/người/tháng, trong 3 tháng 4, 5, 6.

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, Chủ tịch UBND các địa phương phải xác định rõ đối tượng, đảm bảo công khai, minh bạch, không được gian dối, trục lợi.

Thu Hằng

Cách ly xã hội không phải phong tỏa hay giới nghiêm cả nước, không ngăn sông cấm chợ

Cách ly xã hội không phải phong tỏa hay giới nghiêm cả nước, không ngăn sông cấm chợ

Người dân không bị ngăn sông, cấm chợ. Cách ly toàn xã hội không có nghĩa là phong tỏa hay giới nghiêm cả nước - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng khẳng định.



Theo Báo VietNamNet

Xe khách, taxi dừng hoạt động từ 0h ngày 1/4 vì Covid-19

Để phòng chống lây lan dịch Covid-19, từ 0h đêm nay các hoạt động vận tải của xe khách, taxi… sẽ dừng hoạt động trong vòng 15 ngày. 

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể vừa ký văn bản hoả tốc yêu cầu Cục Hàng không VN trong vòng 15 ngày, kể từ 0h đêm nay, chịu trách nhiệm điều phối các hãng hàng không VN khai thác vận chuyển hành khách với tần suất đường bay Hà Nội - TP.HCM 2 chuyến khứ hồi/ngày.

Đường bay Hà Nội - Đà Nẵng 1 chuyến khứ hồi/ngày, đường bay TP.HCM - Đà Nẵng 1 chuyến khứ hồi/ngày.

Dừng toàn bộ các chuyến bay trên các đường bay nội địa còn lại. Không hạn chế đối với các chuyến bay không chở hành khách.

{keywords}
Dừng toàn bộ hoạt động xe khách, xe taxi từ 0h đêm nay

Từ 0h đêm nay, các đơn vị khác cũng chỉ đạo dừng hoạt động vận tải.

Tổng cục Đường bộ chỉ đạo các Sở GTVT tham mưu UBND các tỉnh, thành phố trong 15 ngày, dừng hoạt động vận chuyển các tuyến hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh, các hoạt động vận tải của xe hợp đồng, xe du lịch, taxi, xe buýt tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ hoặc các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia các doanh nghiệp chuyển chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hoá.

Chỉ đạo các bến xe tại địa phương thực hiện nghiêm việc dừng hoạt động của các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh. Trường hợp đặc biệt, Sở GTVT tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố xem xét quyết định.

Cục Đường sắt chỉ đạo Tổng công ty đường sắt VN và các DN vận tải đường sắt trong vòng 15 ngày tạm dừng toàn bộ của tàu khách địa phương.

Đối với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM chỉ được khai thác tối đa 1 đôi tàu/ngày, không hạn chế khai thác đối với các chuyến tàu không vận chuyển hành khách.

Cục Hàng hải, Cục Đường thuỷ nội địa VN phối hợp với các địa phương dừng các chuyến tàu chở khách từ bờ ra đảo trong vòng 15 ngày. 

Trường hợp đặc biệt, 2 Cục thống nhất với Sở GTVT tham mưu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét quyết định.

Từ 0h đêm nay, mọi hãng hàng không dừng chở khách đến Việt Nam

Từ 0h đêm nay, mọi hãng hàng không dừng chở khách đến Việt Nam

Bộ GTVT vừa yêu cầu Cục Hàng không thông báo đến tất các hãng hàng không dừng chở khách quốc tế đến Việt Nam kể từ 0h ngày 1/4 đến hết ngày 15/4.

 Vũ Điệp



Theo Báo VietNamNet

Từ lều dã chiến Hà Nội xét nghiệm được 3 người dương tính Covid-19

Ngày đầu tiên Hà Nội cho xét nghiệm nhanh người liên quan đến BV Bạch Mai, lực lượng chức năng đã phát hiện 3 mẫu dương tính với SARS-CoV-2.

Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn vừa cho biết, hôm nay, 753 trường hợp được xét nghiệm tại các trạm xét nghiệm dã chiến ở 4 điểm, phát hiện 3 mẫu dương tính với SARS-CoV-2.

3 trường hợp này đã được đưa về BV Bệnh nhiệt đới TƯ cơ sở 2 để tiếp tục theo dõi và cách ly.

Các mẫu bệnh phẩm của 3 người này cũng được gửi lên viện xét nghiệm của Trung ương để xét nghiệm kiểm định lại.  

"Chúng tôi đang làm báo cáo để xem 3 ca này có liên quan đến BV Bạch Mai và công ty Trường Sinh hay không; khẩn trương điều tra tất cả các trường hợp tiếp xúc F1, F2 của 3 trường hợp này", ông Tuấn nói.

{keywords}
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm

Các trạm xét nghiệm này đã được thiết lập ngay trong đêm qua và được đặt tại phố Trần Đại Nghĩa (quận Hai Bà Trưng), trường THCS Đống Đa (quận Đống Đa), công viên Bách Thảo (quận Ba Đình) và khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai).

Mỗi trạm gồm 5 lều bạt dã chiến, có diện tích là 3x3m, có điện, wifi, làm việc được 24/24 giờ. Nơi đây có khoảng 30 nhân viên y tế tham gia xét nghiệm cùng với đó là lực lượng công an, dân phòng, giao thông hỗ trợ ở các vòng ngoài. Người dân lấy số thứ tự, khai báo thông tin y tế và ngồi ghế đợi, mỗi ghế cách nhau 2m.

Các trường hợp được thăm khám, làm xét nghiệm là bệnh nhân điều trị tại BV Bạch Mai, những người thăm bệnh nhân, người điều trị ngoại trú từ 10/3 đến nay.

Ông Tuấn cho  biết, đây là lần đầu tiên TP triển khai xét nghiệm nhanh tại cộng đồng. Bộ xét nghiệm do Hàn Quốc sản xuất, thông qua lấy mẫu máu cho kết quả nhanh trong 10 phút với độ chính xác cao.

Đến lều dã chiến xét nghiệm Covid-19, 10 phút sau phấn khởi thấy âm tính

Đến lều dã chiến xét nghiệm Covid-19, 10 phút sau phấn khởi thấy âm tính

Hàng trăm người có liên quan đến BV Bạch Mai sáng nay đã đến các trạm xét nghiệm nhanh do Hà Nội lắp đặt để xét nghiệm có dương tính với Covid-19 hay không.

Trần Thường

{keywords}


Theo Báo VietNamNet

Truy tìm nhóm người giả ăn xin quay clip đăng Facebook ở phố cổ Hội An

 Công an TP Hội An đang truy tìm nhóm người ăn mặc nhếch nhác, giả ăn xin ở phố cổ Hội An, rồi quay video, chụp ảnh đăng trên mạng xã hội.

Tối nay, đại tá Đinh Xuân Nghĩ, Trưởng Công an TP Hội An (Quảng Nam) cho biết, đang chỉ đạo Công an phường Minh An truy tìm, điều tra nhóm người ăn mặc nhếch nhác, cải trang người ăn xin và đi khắp các khu vực công cộng để chụp ảnh, quay phim.

XEM CLIP: 

Sáng nay, mạng xã hội lan truyền clip dài 48 giây ghi lại cảnh 4 người trong bộ dạng rách rưới, đầu đội nón cời, mặc trang phục của người ăn xin. Nhóm người này ngồi cầm tô giơ ra xin tiền người qua đường giữa một ngã ba phố cổ Hội An.

Bốn người này ngồi cách xa nhau khoảng 1 mét, liên tục chìa tay ra mọi hướng xin tiền. Kế đó, có hai thanh niên cầm tiền đi qua đi lại rồi phát cho từng người.

{keywords}
Nhóm người này đã diễn trò khắp nơi trong khu phố cổ Hội An
{keywords}
Nhóm người ăn mặc nhếch nhác, giả ăn xin rồi quay clip, chụp ảnh đăng trên Facebook ở phố cổ Hội An

Đoạn video này đăng tải trên Facebook nhận được nhiều phản ứng của người dùng mạng.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết, việc nhóm người tụ tập đi lại ở phố cổ là điều phản cảm. Thành phố đã có đề nghị cơ quan công an và đơn vị chức năng xác định chủ tài khoản đã đăng tải video người ăn xin dàn hàng khất thực ở phố cổ Hội An.

Cơ quan công an bước đầu xác định, clip này là dàn dựng. Nhóm người trong clip không phải là ăn xin mà là những thanh niên được biết nhiều trên mạng xã hội.

"Hành vi này là không thể chấp nhận được, phản ánh thái độ thiếu suy nghĩ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng. Chúng tôi sẽ tìm và xử lý nghiêm", ông Sơn nói thêm.

Lê Bằng 

Cách ly xã hội không phải phong tỏa hay giới nghiêm cả nước, không ngăn sông cấm chợ

Cách ly xã hội không phải phong tỏa hay giới nghiêm cả nước, không ngăn sông cấm chợ

Người dân không bị ngăn sông, cấm chợ. Cách ly toàn xã hội không có nghĩa là phong tỏa hay giới nghiêm cả nước - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng khẳng định.



Theo Báo VietNamNet

Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và lịch nghỉ 30/4 - 1/5

Người lao động sắp sẽ có 2 dịp nghỉ lễ là 1 ngày Giỗ tổ Hùng Vương và 4 ngày nghỉ lễ 30/4 - Quốc tế lao động 1/5.

Năm nay, ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10/3 âm lịch) rơi vào ngày ngày 2/4 (dương lịch). Do ngày này rơi vào thứ 5, không thực hiện hoán đổi giữa ngày đi làm và ngày nghỉ nên người lao động được nghỉ 1 ngày duy nhất.

Theo quy định tại điều 115 bộ luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương 1 ngày trong dịp Giỗ tổ.

{keywords}
Thiết kế: Quốc Dũng

Sau ngày Giỗ tổ Hùng Vương gần 1 tháng sẽ tới dịp nghỉ lễ chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5/2020. Do 2 ngày nghỉ này rơi vào thứ 5 và Thứ 6, sau đó là 2 ngày nghỉ cuối tuần, nên dịp này người lao động được nghỉ 4 ngày.

Lịch nghỉ lễ áp dụng cho các cán bộ công nhân viên chức, người lao động. Thời gian nghỉ có thể thay đổi bởi một số cơ quan tổ chức do yêu cầu đặc thù của công việc.

Với các cơ quan, đơn vị không nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ phù hợp.

Giỗ Tổ Hùng Vương không có đoàn rước, hạn chế đại biểu do dịch

Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cho biết Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội với tinh thần đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn phải đảm bảo trang nghiêm, thành kính, an toàn.

Hai hoạt động chính lễ giỗ Đức quốc Tổ Lạc Long Quân, lễ dâng hương Tổ mẫu Âu Cơ vào mùng 6/3 (ngày 29/3), lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 (ngày 2/4).

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, năm nay lễ dâng hương sẽ không tổ chức đoàn rước kiệu từ sân hành lễ và không truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình, hạn chế đại biểu tham dự để tránh việc tập trung đông người.

Sở Y tế phối hợp với khu di tích lịch sử Đền Hùng phun thuốc khử trùng tiêu độc, bố trí khu vực kiểm soát thân nhiệt, phát khẩu trang và rửa tay sát khuẩn cho đại biểu và nhân dân đến hành lễ tại Khu di tích.

Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng phương án, chủ động đảm bảo an ninh trật tự tại khu di tích và các xã vùng ven.

Chỉ thị cách ly toàn xã hội: Người dân đừng lo lắng, đừng tích trữ đồ

Chỉ thị cách ly toàn xã hội: Người dân đừng lo lắng, đừng tích trữ đồ

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết người dân không cần lo lắng, vì cửa hàng, siêu thị… vẫn hoạt động bình thường.

Trần Thường 



Theo Báo VietNamNet

Mọi hãng hàng không dừng chở khách đến Việt Nam từ 0h ngày 1/4 do corona

Bộ GTVT vừa yêu cầu Cục Hàng không thông báo đến tất các hãng hàng không dừng chở khách quốc tế đến Việt Nam kể từ 0h ngày 1/4 đến hết ngày 15/4.

Việc dừng bay không áp dụng đối với trường hợp nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ, khách nước ngoài tham dự, phục vụ các hoạt động đối ngoại quan trọng; chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thật cao và các trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19.

{keywords}
Tất cả các hãng hàng không dừng chở khách đến Việt Nam từ 0h ngày 1/4

Trước đó, chiều 29/3, Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Hàng không và các hãng vận chuyển giới hạn các tuyến bay nội địa từ 0h ngày 30/3 đến hết ngày 15/4 để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm của dịch Covid-19 từ Hà Nội và TP.HCM đối với các địa phương.

Dừng di chuyển từ vùng có dịch đến địa phương khác

Hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành Chỉ thị số 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.

Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.

Tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại từ 0h ngày 1/4 trên tuyến biên giới với Lào và Campuchia.

Kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên các tuyến biên giới đường bộ; tất cả người nhập cảnh từ Lào, Campuchia đều phải cách ly tập trung 14 ngày.

Cách ly xã hội không phải phong tỏa hay giới nghiêm cả nước, không ngăn sông cấm chợ

Cách ly xã hội không phải phong tỏa hay giới nghiêm cả nước, không ngăn sông cấm chợ

Người dân không bị ngăn sông, cấm chợ. Cách ly toàn xã hội không có nghĩa là phong tỏa hay giới nghiêm cả nước - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng khẳng định.

Vũ Điệp  



Theo Báo VietNamNet

Chính phủ chưa tính phong tỏa thành phố lớn do corona, mới tiền khẩn cấp

Thủ tướng khẳng định, các giải pháp mới nhất theo Chỉ thị 16 vừa ban hành mang tính “tiền khẩn cấp”, là để giãn cách xã hội. Chính phủ chưa tính đến việc phong tỏa các thành phố lớn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều nay chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các kịch bản ứng phó dịch Covid-19, chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch và một số vấn đề khác.

Về các kịch bản ứng phó dịch, “trong tình huống xấu nhất thì phương án của Chính phủ là gì để không bị động, nhất là phương án về huy động nguồn lực và các biện pháp cần thiết khác?”, Thủ tướng đặt vấn đề.

{keywords}
Thủ tướng: Việc cách ly toàn xã hội mới chỉ dừng lại ở việc thuyết phục, vận động nhân dân tự giác chấp hành

Theo Thủ tướng, chúng ta không mong tình huống xấu này xảy ra, nhưng nếu xảy ra thì phải ứng phó chủ động hơn, quyết liệt hơn với mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân.

Thủ tướng khẳng định, các giải pháp mới nhất theo Chỉ thị 16 vừa ban hành mang tính “tiền khẩn cấp”, là để giãn cách xã hội.

Việc cách ly toàn xã hội mới chỉ dừng lại ở việc thuyết phục, vận động nhân dân tự giác chấp hành, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình.

"Chính phủ chưa tính đến việc phong tỏa các thành phố lớn", Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế đã báo cáo về các tình huống, cấp độ bùng phát của dịch và các kịch bản triển khai với mỗi tình huống này, trong đó, lường trước cả tình huống xấu nhất.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, vấn đề an sinh xã hội cũng vô cùng cấp thiết, nhất là đối với người dân nghèo, người thất nghiệp, nếu không chủ động giải quyết vấn đề này thì khó khăn cho đất nước.

Do đó, cuộc họp tập trung bàn về đối tượng, mức hỗ trợ và nguồn lực thực hiện, từ đó, sẽ báo cáo vấn đề quan trọng này tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vào ngày mai, 1/4.

Đây là vấn đề cấp bách, vì “qua mấy tháng vừa rồi, nhiều người khổ lắm, nhất là thất nghiệp, không có việc làm, nhiều gia đình rất khó khăn. Chúng ta thấu hiểu được vấn đề này của người dân, của người công nhân, viên chức…”.

Thu Hằng

Cách ly xã hội không phải phong tỏa hay giới nghiêm cả nước, không ngăn sông cấm chợ

Cách ly xã hội không phải phong tỏa hay giới nghiêm cả nước, không ngăn sông cấm chợ

Người dân không bị ngăn sông, cấm chợ. Cách ly toàn xã hội không có nghĩa là phong tỏa hay giới nghiêm cả nước - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng khẳng định.



Theo Báo VietNamNet

Cách ly xã hội không phải phong tỏa hay giới nghiêm cả nước do corona

Người dân không bị ngăn sông, cấm chợ. Cách ly toàn xã hội không có nghĩa là phong tỏa hay giới nghiêm cả nước - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng khẳng định.

Chính phủ vẫn đang kiểm soát được tình hình

Chỉ thị số 16 có quy định “thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc”. Vậy hiểu như thế nào là cách ly toàn xã hội? Cách ly toàn xã hội có giống với biện pháp phong tỏa ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’ như các nơi có ca nhiểm Covid-19 hoặc là lệnh giới nghiêm như thời chiến, thưa Bộ trưởng?

Cách ly toàn xã hội không phải là biện pháp phong tỏa, nội bất xuất ngoại bất nhập, cũng không phải là lệnh giới nghiêm như thời chiến. Mục tiêu của biện pháp cách ly toàn xã hội là nhằm giảm tối đa tương tác giữa người với người trong xã hội.

{keywords}
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Tôi mong người dân không nên đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ lại tụ tập đông người, dễ phát sinh lây lan dịch bệnh

Chỉ thị 16 đã đưa ra nguyên tắc: Gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh. Tức là mỗi cá nhân hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác, tránh tiếp xúc quá gần với người khác.

Chính phủ vẫn đang kiểm soát được tình hình, vì vậy, vẫn cần phải đảm bảo các vấn đề về sinh hoạt, về sản xuất, về kinh tế xã hội. Khi kiểm soát được thì không nên đóng cửa ngay lập tức, vì có những tỉnh chưa có dịch, hoặc có nhưng họ đã khoanh vùng và kiểm soát được.

Vậy tức là người từ tỉnh, huyện, thôn, thậm chí là từ nhà này không được qua nhà, thôn, huyện, tỉnh khác?

Đây là những dự lệnh, những khuyến cáo, hạn chế, yêu cầu mà lãnh đạo Chính phủ đưa ra, chưa phải lệnh cấm.

Chỉ thị của Thủ tướng khuyến cáo, mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa hoặc dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác.

Khi người dân ra ngoài thì cần thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Vậy trường hợp gia đình hơn 2 người đi ra ngoài có bị phạt không, thưa Bộ trưởng?

Vì đây chưa phải là lệnh cấm nên không áp dụng hình phạt. Tinh thần là Thủ tướng khuyến cáo mọi người dân hạn chế tối đa việc tiếp xúc, tụ tập đông người, càng ít người càng tốt, trừ trường hợp thật sự cần thiết.

Đây là thông điệp mạnh mẽ hơn so với cách đây 4 ngày khi yêu cầu không tụ tập trên 10 người. Điều này truyền đi thông điệp rằng mong mọi người dân nên ở nhà trong giai đoạn cao điểm, hạn chế đi ra ngoài, tụ tập đông người vì tình hình bây giờ đã khác 4 ngày trước.

Các DN sản xuất hàng hóa tiêu dùng có bị hạn chế sản xuất, vận chuyển hàng hóa lưu thông?

Các DN sản xuất vẫn hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa nhưng phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Người đứng đầu DN, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

Người dân không bị "ngăn sông, cấm chợ”

Chỉ thị cũng đề cập đến việc làm việc tại nhà, tăng cường họp trực tuyến. Hiện nhiều DN, đơn vị không thể làm việc trực tuyến thì phải xử lý như thế nào?

Chỉ thị của Thủ tướng chỉ yêu cầu đối với các cơ quan, đơn vị nhà nước mới bố trí làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở.

Như Văn phòng Chính phủ hiện đã quyết định cho 50% cán bộ với khoảng hơn 300 người làm việc ở nhà. Nhưng người bắt buộc đến công sở cũng phải đảm bảo ngồi cách nhau 2m, khi ăn mỗi người một bàn.

Còn với DN, các cơ quan tư nhân cũng nên ưu tiên điều chỉnh bố trí, sắp xếp làm việc trực tuyến tại nhà để cùng Chính phủ chung tay chống dịch. Trừ những trường hợp bất khả kháng không thể làm việc trực tuyến được thì phải đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch, hạn chế tụ tập đông người, tránh tiếp xúc quá gần và đảm bảo các điều kiện về vệ sinh phòng bệnh. 

Lần này, Chính phủ giao trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị để giám sát và xử lý. Nếu thủ trưởng cơ quan để cho đơn vị mình có người bị lây nhiễm Covid-19 do thả lỏng quản lý, để cán bộ đi tụ tập thì người đứng đầu đó phải chịu trách nhiệm.

Với những nhà máy, công xưởng có hàng chục nghìn lao động, chỉ cần lơi lỏng, không kiểm sát tốt, để xảy ra 1 trường hợp lây nhiễm cũng phải đóng cửa ngay lập tức, tránh lây nhiễm chéo và lây lan ra cộng đồng.
 
Khi nghe đến việc cách ly toàn xã hội, người dân có phần lo lắng và đã đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ vì lo sợ phải ở trong nhà 15 ngày?

Thủ tướng không yêu cầu ngăn sông, cấm chợ, không đóng cửa siêu thị, các cửa hàng bán đồ thiết yếu. Thủ tướng cũng không cấm người dân ra ngoài mua lương thực, thực phẩm, thuốc men…

Hiện các DN sản xuất hàng hóa thiết yếu vẫn hoạt động và lưu thông hàng hóa và chỉ hạn chế, đóng cửa những cửa hàng, dịch vụ không cần thiết.

Việc này Thủ tướng đã giao cho các địa phương chủ động, quy định cụ thể. Như Hà Nội đã quy định rõ những cửa hàng nào đóng, cửa hàng nào mở rất rõ ràng. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành đảm bảo nguồn hàng thiết yếu cung ứng cho người dân.

Vì vậy, tôi mong người dân yên tâm là không thiếu hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, không nên đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ lại tụ tập đông người, dễ phát sinh lây lan dịch bệnh.

Nếu bỏ qua cơ hội này là mất thời cơ vàng, lúc đó tình hình sẽ phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Chính phủ hiểu rằng với những yêu cầu nêu trên, người dân, doanh nghiệp có thể sẽ khó khăn hoặc cảm thấy không thoải mái nhưng đây chỉ là những biện pháp tạm thời và cần thiết vì sức khỏe cộng đồng, mong tất cả chấp hành.

Chống dịch phải có sự đồng thuận của tất cả các cấp từ TƯ đến địa phương và đặc biệt có sự đồng thuận, chung sức của người dân.

Thu Hằng 

Cách ly toàn xã hội từ 0h đêm nay, trong 15 ngày

Cách ly toàn xã hội từ 0h đêm nay, trong 15 ngày

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc.



Theo Báo VietNamNet

Đại sứ Mỹ: Việt Nam rất xuất sắc khi đương đầu với đại dịch Covid-19

 "Chính phủ Việt Nam đã rất xuất sắc khi đương đầu với đại dịch Covid-19 và vẫn đang tiếp tục chủ động, hợp tác, minh bạch trong việc chống dịch”, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink chia sẻ.

Trong video vừa đăng tải trên trang Facebook của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, Đại sứ Daniel J. Kritenbrink nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến hàng triệu người, đến nhiều nền kinh tế và xã hội khắp mọi nơi, trong đó có Việt Nam.

XEM CLIP: 

Đại sứ Mỹ bày tỏ: "Tôi muốn nói lời cảm ơn đến mọi người Việt Nam đang ở tuyến đầu chống dịch. Công việc của các bạn đang cứu sống rất nhiều người. Chính phủ Việt Nam đã rất xuất sắc khi đương đầu với đại dịch Covid-19 và vẫn đang tiếp tục chủ động, hợp tác, minh bạch trong việc chống dịch".

Ông khẳng định, Mỹ luôn ủng hộ Việt Nam trong trận chiến này. Ngay từ những ngày đầu của cuộc khủng hoảng, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cũng như Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM đã hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong việc kiểm soát và ứng phó với những diễn biến của dịch bệnh Covid-19.

Trong 20 năm qua, Chính phủ Mỹ đã dành hơn 706 triệu USD trợ giúp Việt Nam trong lĩnh vực y tế cũng như trợ giúp đáng kể về kỹ thuật và tài chính trong thập niên vừa qua nhằm giúp Việt Nam ngăn chặn, phát hiện và ứng phó khẩn cấp với các bệnh lây nhiễm.

“Công việc này vẫn đang tiếp tục và đã giúp tạo dựng mối liên hệ giữa đội ngũ nhân viên y tế của Mỹ và Việt Nam để chúng ta cùng nhau chống lại dịch bệnh. Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc quan trọng này không chỉ trong thời điểm đại dịch Covid-19 đang diễn biến mà còn cả sau đó khi dịch bệnh được khống chế”, Đại sứ nói.

Ông cho biết, toàn thể nhân viên phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Việt Nam trong đó có ông đang làm việc ở nhà nhiều nhất có thể theo khuyến cáo của Chính phủ Việt Nam cũng như Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC).

“Đó là cách chúng tôi đang làm nhằm hạn chế tối đa sự lây nhiễm của Covid-19 ở Việt Nam. Tôi biết, chúng ta đang ở trong một giai đoạn rất khó khăn. Các đối tác luôn sát cánh bên nhau và Mỹ luôn sát cánh cùng Việt Nam trong trận chiến này”, Đại sứ Kritenbrink nhấn mạnh.

Thái An 

Cách ly toàn xã hội từ 0h đêm nay, trong 15 ngày

Cách ly toàn xã hội từ 0h đêm nay, trong 15 ngày

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc.



Theo Báo VietNamNet

Trước giờ tạm dừng qua lại biên giới, nghìn người Việt từ Lào đổ về

Hàng nghìn người Việt từ Lào về nước qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) trước 0h đêm nay - thời khắc tạm dừng các hoạt động tại cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ. Công tác phân luồng, cách ly gặp khó khăn.

Clip người dân đổ về cửa khẩu Cầu Treo sáng nay:

Theo Đại úy Đỗ Mạnh Hùng, Phó trạm trưởng Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, sáng nay đơn vị phối hợp với lực lượng y tế, cảnh sát giao thông đón khoảng 1 nghìn người từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu để cách ly theo dõi.

{keywords}
Lượng người Việt đổ về cửa khẩu Cầu Treo tăng đột biến

Trước tin Thủ tướng có chỉ thị từ 0h ngày 1/4 tạm thời dừng hoạt động qua lại đối với người tại các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới với Lào và Campuchia, nhiều công dân Việt Nam đang làm việc, sinh sống ở Lào đã kéo về qua cửa khẩu.

{keywords}
Lực lượng y tế kiểm tra thân nhiệt của công dân về nước
{keywords}
Chờ làm thủ tục
{keywords}
Người dân khai báo y tế 

Khoảng 1.000 công dân quê Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, Nam Định… về nước qua cửa khẩu Cầu Treo sáng nay sẽ được cách ly tại 3 vị trí. Người Nghệ An sẽ đưa về Nghệ An để cách ly, người Thanh Hóa sẽ đưa về Thanh Hóa, số còn lại  sẽ được cách ly tại Hà Tĩnh.

{keywords}
Xe tải, xe khách xếp hàng dài chờ nhập cảnh

Do lượng người phải cách ly ở Hà Tĩnh khá đông nên khu cách ly tại huyện Hương Sơn không đủ chỗ, phải chia công dân về các huyện.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
Do lượng người đổ về quá đông, không đảm bảo khoảng cách phòng dịch 

Theo đại úy Hùng, trong trường hợp cửa khẩu tạm đóng, những công dân ở bên kia biên giới chưa trở về kịp thì Chính phủ Lào sẽ có những chính sách tạo điều kiện giúp đỡ.

“Chính sách của Lào cũng giống như chính sách bên mình, hạn chế tiếp xúc đi bên ngoài, tránh dịch bệnh lây lan”, đại úy Hùng nói thêm.

Lượng người trở về cửa khẩu tăng đột biến khiến lực lượng chức năng vất vả trong khâu tổ chức. Đặc biệt, do người đông, cửa khẩu lại chật hẹp nên bà con phải đứng san sát nhau để đợi tổ chức cách ly, phân luồng.

{keywords}
Cán bộ phân luồng phương tiện vào đón người tới khu cách ly

“Lực lượng biên phòng buộc phải huy động 180 người, chốt chặn tất cả đường mòn, lối mở. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có một số bà con bức xúc vì chưa kịp làm thủ tục, chúng tôi phải ra sức tuyên truyền, mong bà con kiên nhẫn chờ”, đại úy Hùng cho biết.

{keywords}
Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh tranh thủ ăn trưa tại lán

Cũng theo đại úy Hùng, để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm có thể xảy ra trong quá trình chờ cách ly, đơn vị đã tận dụng bãi chờ ở cửa khẩu, tốp nào về thì cho dừng lại ở đấy, tổ chức phun tiêu độc khử trùng, phát tờ khai y tế.

“Chúng tôi quán triệt bà con phải đeo khẩu trang y tế, đối với cán bộ thì phải có quần áo bảo hộ. Cán bộ dùng loa thông báo bà con giữ khoảng cách ít nhất 2m. Tuy nhiên do quá đông, cửa khẩu lại nhỏ nên khó thực hiện việc đảm bảo khoảng cách", đại úy Hùng nói thêm. 

Đại úy Nguyễn Thanh Minh - Trạm trưởng trạm Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị) cho biết, từ sáng đến trưa nay, cửa khẩu La Lay ghi nhận lượng người dân Việt Nam về nước tăng mạnh.

{keywords}
Công dân chờ làm thủ tục ở cửa khẩu La Lay

Cụ thể, đến 14h chiều nay, có 313 người nhập cảnh về nước. Trong đó, 231 người ở TT-Huế, 22 người ở Quảng Trị, 31 người Nghệ An, số còn lại quê ở các tỉnh Hải Dương, Đà Nẵng, Hà Nội và Nam Định.

“Sau khi nhập khẩu và được kiểm tra sức khỏe, hoàn tất các thủ tục qui định, có 149 người dân được chuyển về quê để cách ly, 164 người được cơ quan chức năng chuyển vào khu vực cách ly tạm thời tại cửa khẩu”, Đại úy Minh cho biết.

Trong khi đó, tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, đến đầu giờ chiều nay đã ghi nhận 809 người dân làm thủ tục nhập khẩu về nước.

Sau khi hoàn tất các thủ tục y tế, lực lượng chức năng bố trí toàn bộ người dân nói trên vào cách ly tạm thời tại cửa khẩu trước khi chuyển về cách ly tập trung tại các điểm ở TP Đông Hà.

Thiện Lương - Đình Thành

Tạm dừng hoạt động qua lại ở biên giới Lào, Campuchia

Tạm dừng hoạt động qua lại ở biên giới Lào, Campuchia

 Việt Nam quyết định tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới đối với người tại các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở ở biên giới với Campuchia, Lào. 



Theo Báo VietNamNet

Cách ly xã hội khỏi dịch Covid-19, người dân cần làm gì?

Cách ly xã hội hay giãn cách xã hội (social distancing) là một trong những biện pháp quan trọng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Thủ tướng ban hành chỉ thị về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h đêm nay trên phạm vi toàn quốc. Các yêu cầu khi cách ly xã hội bao gồm:

Chỉ đi ra ngoài để mua thực phẩm, kiểm tra sức khỏe hoặc đi làm chỉ khi công việc buộc chúng ta phải tới công sở.

Khi đi ra ngoài, chúng ta cần giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người gần nhất.

Rửa tay ngay khi về tới nhà và sau khi có tiếp xúc với các bề mặt.

Không đi thăm hỏi, kể cả bạn bè và người thân trong gia đình.

{keywords}
{keywords}

Theo TTXVN

Cách ly toàn xã hội từ 0h đêm nay, trong 15 ngày

Cách ly toàn xã hội từ 0h đêm nay, trong 15 ngày

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc.



Theo Báo VietNamNet